Bổ sung canxi đầy đủ có thể giữ cho xương chắc khỏe và bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng loãng xương. Tuy nhiên, đôi khi việc bổ sung canxi có thể dẫn đến các tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là khi sử dụng ở liều cao. Vậy đau dạ dày có uống được canxi không và bổ sung như thế nào để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết bên dưới.
Đau dạ dày có uống được canxi không?
Đau dạ dày có thể là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh lý phổ biến bao gồm viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh túi mật, ngộ độc thực phẩm, viêm túi thừa, hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac hoặc ung thư đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, đôi khi đau dạ dày có thể liên quan đến một số bệnh lý nghiêm trọng cần điều trị y tế. Các cơn đau nhẹ có thể liên quan đến táo bón, khó tiêu, nhiễm virus dạ dày hoặc do ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, các cơn đau nghiêm trọng, gây quặn thắt bụng có thể liên quan đến thoái vị cơ hoành, sỏi mật, sỏi thận, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm ruột thừa.
Chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm bổ sung có thể ảnh hưởng trực tiếp để hoạt động của dạ dày. Do đó, đôi khi việc bổ sung một số loại thuốc, thực phẩm chức năng, bao gồm canxi có thể tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa hoặc đau dạ dày.
Cơ thể cần canxi để đảm bảo sự phát triển cho xương và răng. Canxi cũng cần thiết để bảo vệ hệ thống tiêm mạch, tín hiệu thần kinh, chức năng cơ bắp và điều hòa hormone. Bổ sung canxi có nhiều dạng khác nhau, bao gồm canxi cacbonat và canxi citrat. Canxi citrate rất dễ hấp thụ và tiêu hóa, do đó ít gây tác động lên dạ dày. Tuy nhiên, canxi citrate chỉ chứa 21% canxi nguyên tố trong khi canxi cacbonat chứa 40%. Canxi nguyên tố là lượng canxi thực tế được bổ sung vào cơ thể. Do đó, sử dụng canxi cacbonat thường có tác dụng tăng cường canxi cao hơn Canxi citrate.
Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày nếu cần bổ sung canxi cần có một lượng axit dạ dày ổn định để tiêu hóa và hấp thụ canxi, đặc biệt là khi sử dụng canxi carbonate.
Do đó, người bệnh đau dạ dày nên bổ sung canxi với một liều lượng phù hợp và theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc bổ sung canxi tốt nhất là từ các loại thực phẩm như rau xanh và hải sản. Điều này có thể tăng cường các khoáng chất, vitamin cần thiết và ít gây tác động lên dạ dày.
Tác dụng phụ đối với dạ dày khi bổ sung canxi
Bổ sung canxi thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa một số bệnh lý cơ bản. Tuy nhiên, đối với dạ dày việc sử dụng canxi có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
Gây buồn nôn và nôn mửa: Bổ sung quá nhiều canxi có thể gây kích ứng dọc theo đường tiêu hóa. Điều này tăng cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Mặc dù cảm giác này thường là tạm thời nhưng có thể gây khó chịu và đau ở dạ dày. Do đó, người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng một bữa ăn nhẹ trước khi sử dụng canxi để làm giảm các tác dụng phụ lên dạ dày.
Ăn mất ngon: Canxi có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn đến cảm giác chán ăn tạm thời. Người bệnh có thể cảm thấy chán ăn trong suốt cả ngày và giảm cân ngoài ý muốn. Điều này vô tình khiến axit dạ dày tác động lên niêm mạc tiêu hóa và gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Táo bón: Bổ sung canxi quá liều có thể gây khó khăn trong việc tạo ra nhu động ruột bình thường và gây táo bón. Táo bón có thể gây đau dạ dày, tăng cảm giác buồn nôn, dẫn đến tình trạng đầy hơi, đau dạ dày hoặc chuột rút ở bụng. Đôi khi, táo bón, đặc biệt là táo bón mãn tính, có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cách bổ sung canxi cho người đau dạ dày
Tác dụng phụ phổ biến khi bổ sung canxi bao gồm táo bón, đầy hơi và các loại đau dạ dày, đau thượng vị. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cách bổ sung canxi an toàn, hiệu quả. Phụ thuộc vào loại canxi và tình trạng sức khỏe của người bệnh, khi bổ sung canxi người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
1. Hạn chế bổ sung canxi từ sữa bò
Canxi từ các nguồn sữa bò rất khó hấp thụ và tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa bò thường qua hai công đoạn chế biến cơ bản là thanh trùng và đồng nhất hóa.
Hầu hết các loại sữa bò đều được thanh trùng ở nhiệt độ rất cao (khoảng 280 độ C) trong vài giây. Điều này có thể giết chết các loại vi khuẩn có hại nhưng cũng phá hủy tất cả các loại protein và vitamin cần thiết cho cơ thể. Do đó, thông thường người dùng không thể hấp thụ đầy đủ lượng canxi có trong sữa bò.
Đồng nhất hóa là quá trình thu nhỏ các chất béo có trong sữa bò để chất béo phân bố đều hơn và kéo dài thời hạn sử dụng của sữa. Điều này có thể làm giảm lượng canxi có trong sữa và khiến cơ thể khó hấp thụ canxi hơn.
Bên cạnh đó, một số loại sữa bò có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, đau cơ xơ hóa, kích ứng dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi chướng bụng hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Do đó, nếu thích uống sữa bò, người dùng nên chọn các loại sữa thô hoặc sữa hữu cơ. Ngoài ra, lựa chọn sữa hạnh nhân hoặc các loại sữa hạt khác để hạn chế các tác dụng phụ lên dạ dày.
2. Bổ sung canxi từ các nguồn tự nhiên
Tiêu thụ canxi từ các nguồn thực phẩm có thể giúp cơ thể nhận đầy đủ lượng vitamin D, vitamin K và Magie. Các nhà nghiên cứu cho biết, kết hợp vitamin D và Canxi có thể tăng khả năng hấp thụ, hạn chế rối loạn ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.
Các nguồn canxi tự nhiên phổ biến bao gồm:
- Rau bina
- Cải xoăn
- Củ cải Turnip
- Rau xà lách Arugula
- Đậu trắng
- Vừng
- Hạnh nhân
- Hạt chia
- Hạt bí
- Bông cải xanh
- Rong biển
- Bí đao
- Đậu bắp
- Bột yến mạch
- Đậu hũ
- Cải xoong
- Bơ
- Cam
- Trái cây và các loại hạt khô
3. Sử dụng canxi bổ sung với liều lượng vừa phải
Theo các chuyên gia, khi sử dụng canxi bổ sung từ các loại thực phẩm chức năng, người bệnh không được tiêu thụ quá 500 miligam canxi cùng một lúc. Cơ thể không thể hấp thụ nhiều hơn 500 miligam canxi mỗi lần. Do đó, cách tốt nhất là trải đều các lần bổ sung trong suốt cả ngày.
Bổ sung lượng canxi quá nhiều có thể gây khó chịu ở dạ dày, rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày. Bên cạnh đó, việc bổ sung canxi phụ thuộc vào độ tuổi của người dùng như sau:
- Người dưới 50 tuổi không nên tiêu thụ hơn 2.500 miligam canxi mỗi ngày
- Người trên 50 tuổi không nên sử dụng quá 2000 miligam canxi mỗi ngày.
Đây là giới hạn cơ thể cơ thể chấp nhận và tiêu thụ được. Do đó, sử dụng nhiều hơn liều lượng này có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, chán ăn (hoặc thèm ăn), tăng số lượng lần đi tiểu, mạch đập nhanh (không đều) và các tác dụng phụ không mong muốn khác.
Do đó, luôn luôn trao đổi với bác sĩ về liều lượng và loại canxi trước khi bổ sung để tránh các rủi ro không mong muốn.
Một số lưu ý khi bổ sung canxi đối với người đau dạ dày
Để bổ sung lượng canxi cần thiết, an toàn và không gây kích ứng dạ dày, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:
- Bổ sung canxi cacbonat kèm thức ăn: Canxi cacbonat cần được bổ sung với thức ăn để tránh gây kích ứng dạ dày hoặc axit dạ dày và gây đau. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng canxi cacbonat với nước cam để hỗ trợ hấp thụ canxi đúng cách. Các loại canxi khác như canxi citrate không cần sử dụng kèm thức ăn và thường tốt hơn đối với người đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích.
- Tăng lượng magie trong cơ thể: Magie hỗ trợ hấp thụ canxi và góp phần tăng cường sức khỏe xương khớp. Do đó, khi bổ sung canxi người bệnh cần đảm bảo lượng magie trong chế độ ăn uống để tránh gây kích ứng dạ dày. Magie thường phổ biến trong các loại thực phẩm như bí đao, đậu xanh, bông cải xanh, dưa chuột, rau bina và các loại hạt.
- Bổ sung vitamin D: Vitamin D cũng góp phần hấp thụ canxi trong cơ thể. Các sản phẩm như bở, phô mai, ngũ cốc và một số loại cá có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin này. Đối với người trưởng thành dưới 70 tuổi có thể tiêu thụ khoảng 600 đơn vị quốc tế vitamin D mỗi ngày, người trên 70 tuổi có thể tiêu thụ 800 đơn vị quốc tế mỗi ngày.
- Chia nhỏ lượng canxi mỗi lần: Cơ thể chỉ có thể xử lý tối đa 500 miligam canxi mỗi lần. Do đó, người bệnh nên uống canxi nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần không quá 500 miligam. Bên cạnh đó, uống quá nhiều canxi có thể tăng nguy cơ sỏi thận và dẫn đến các vấn đề tim mạch. Người lớn tuổi và thanh thiếu niên (9 – 18 tuổi) chỉ cần bổ sung 1.300 miligam canxi mỗi ngày.
- Không bổ sung canxi kèm sắt: Người bệnh nên tách riêng chất bổ sung canxi và sắt ít nhất hai giờ. Điều này cũng tương tự với các loại vitamin tổng hợp, đặc biệt là các loại vitamin chứa sắt. Cơ thể xử lý canxi và sắt theo nhiều cách giống nhau. Do đó, việc sử dụng chung các chất này có thể cản trở khả năng hấp thụ của các chất này. Bên cạnh đó, không nên bổ sung canxi kèm các loại thức ăn giàu sắt như gan.
- Tránh bổ sung canxi với các loại thực phẩm nhiều axit phytic và oxalic: Các loại axit này có thể liên kết canxi và giữ canxi không bị hấp thụ. Điều này gây rối loạn tiêu hóa và khiến các cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng. Các loại thực phẩm chứa axit phytic và oxalic phổ biến bao gồm rau bina, các loại hạt, khoai lang và một số loại rau xanh. Bên cạnh đó, một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cũng chứa nhiều axit nhưng không gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi.
- Không uống rượu: Rượu và một số chất kích thích có thể làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể và tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Không uống nhiều hơn một ly rượu đối với phụ nữ và hai lý đối với nam giới.
Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi tiến hành bổ sung canxi đối với người đau dạ dày và có các bệnh về hệ thống tiêu hóa. Dùng nhiều lượng liều lượng được khuyến nghị có thể gây ra đau dạ dày nghiêm trọng, táo bón, buồn nôn và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Do đó, tốt nhất là bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng và thói quen ăn uống để được hướng dẫn cụ thể.
Bài viết có tham khảo tài liệu của VHEA