Bổ củi là loài nào ?
Bổ củi hay còn gọi là con Giã Gạo là bọ cánh cứng, có phần ngực khớp với phần bụng, đầu ngóc lên hạ xuống trông như bổ củi. Riêng về “nhà” của bổ củi – cây ô môi – trong quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS-TS Đỗ Tất Lợi có ghi: “quả ô môi chín dùng sống chữa táo bón, ngâm rượu uống làm thuốc tiêu, bổ giúp ăn ngon cơm, đỡ đau lưng, đau người. Lá ô môi tươi có thể sắc uống chữa đau lưng”. Bổ củi sống trong thân cây ô môi, lại có sức mạnh. Có phải đó là nguyên nhân của những lời đồn đại về dược tính “hồi dương, trị liệt” của nó hay không ? Một bác sĩ ở Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ cho rằng, đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói cụ thể về dược tính của bổ củi. Tuy nhiên, những lời truyền tai về khả năng tăng cường sinh lực cho đàn ông của bổ củi chưa được nghiên cứu rõ ràng nhưng không ít những người vẫn bỏ ra 1,3 triệu đồng để mang về nhà một hũ rượu gạo 10 lít, trong đó chỉ có 1 thang thuốc bắc và 1.000 con bổ củi, để rồi uống dần dần và tiếp tục mách bảo nhau tìm mua uống…
Bổ củi thành… bổ ngửa
Theo như cái tên gọi của con bọ cánh cứng này là búng lên dễ dàng. Đó là cơ chế khớp cổ với tính năng gấp khúc vuông góc cả hai phía của con bổ củi. Chính cơ chế này đã giúp cho chú bổ củi mỗi khi muốn lật úp, chỉ cần bập cái đầu xuống mặt phẳng, tạo nên sức bật lò xo, hất thân hình nó lên cao với những vòng quay tròn, tạo một đường bay đạn đạo. Do vậy mà con bổ củi vọt lên cao gấp 20 lần chiều dài của thân nó là chuyện không lạ.
Các bài thuốc Đông y vốn dựa trên nguyên tắc về cân bằng âm dương, nếu dương suy thì bổ dương mà âm suy thì bổ âm. Cho nên, sẽ không có một bài thuốc chung cho “thận hư” mà thầy thuốc sẽ căn cứ vào các trường hợp cụ thể thông qua tứ chẩn gồm: vọng (xem), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (sờ, nắn) để chẩn đoán dương hư hay âm hư từ đó bốc thuốc.
Những người thận âm hư thường có biểu hiện nóng trong người (bốc hỏa), môi khô, họng khát, gò má đỏ, chiều nhiệt (sốt buổi chiều), đau nhức các khớp xương.
Người bị thận âm hư mà dùng thuốc bổ dương thì chẳng những không bổ mà còn gây nên tác hại. Bởi vì thuốc bổ thận dương thường có tính nóng, cơ thể đang nóng lại nạp thuốc nóng vào khiến người càng khó chịu, bốc hỏa.
Thận âm hư mà dùng thuốc bổ thận tráng dương như nhung hươu, rượu tắc kè dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như lở loét ngoài da, mặt nổi đỏ, ngứa hết toàn thân, mắt đỏ. Do đó, tùy từng nguyên nhân mà có các phương pháp khác nhau nên không thể nào tự ý dùng được.
Nhiều trường hợp do không am hiểu và lạm dụng thuốc bổ thận tráng dương với mục đích tăng cường sinh lý đã phải nhập viện với nhiều vấn đề nan giải. Rất nhiều trường hợp đã bị liệt dương (khó cương cứng và không cứng đủ lâu (liệt dương tạm thời) hoặc không thể cương cứng hoặc cương cứng một cách yếu ớt.
Bỏ túi công thức 4 món ăn giúp nam giới tăng cường sinh lực
Công hiệu còn nhiều nghi vấn
Bổ củi thật sự có dược tính, hay chuyện “hồi dương” chỉ thuần túy là yếu tố tâm lý theo kiểu “bổ củi có sức mạnh, dùng nó đàn ông chắc phải khỏe”? Chúng ta không nên suy diễn vì khả năng bất cao của một con bọ cánh cứng để đánh đồng cho khả năng hỗ trợ cho chuyện chăn gối.