Nấm lim xanh là một loại dược liệu quý hiếm, có nguồn gốc từ tự nhiên. Loại nấm này được mọc ra từ thân cây Lim mục đã chết. Nấm lim xanh có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng để điều trị, ngăn chặn bệnh ung thư.
1 Tên gọi, phân nhóm
Tên khoa học: Ganoderma lucidum.
Họ: Nấm linh chi (Ganodermataceae).
Phân loại:
- Hồng linh chi: mọc ra từ rễ cây Lim;
- Hắc linh chi: mọc ra từ vỏ cây Lim;
- Bạch linh chi: mọc ra từ lõi cây Lim;
- Thanh linh chi, Tử linh chi, Hoàng linh chi: mọc ra từ tầng giữa cây Lim.
Nấm lim xanh mọc ra trên thân cây Lim, nấm lim xanh , nấm lim xanh mọc ra từ lõi cây Lim.
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Nấm lim xanh là một loại nấm linh chi. Tuy nhiên, loại nấm này chỉ mọc ra từ thân hoặc gốc cây Lim đã chết trong rừng nguyên sinh. Khi mô tả nấm lim xanh, người ta thường có sự so sánh với nấm linh chi. Nấm lim xanh thường có kích thước nhỏ hơn và lớp vỏ bên ngoài xù xì hơn nấm linh chi.
Nấm lim xanh có các màu như sau:
- Hồng linh chi: màu đỏ;
- Hắc linh chi: màu đen;
- Bạch linh chi: màu trắng;
- Hoàng linh chi: màu vàng;
- Tử linh chi: màu tím than;
- Thanh linh chi: màu xanh lục.
Phân bố
Nấm lim xanh chỉ mọc ra từ cây Lim đã mục chết. Người ta thường tìm thấy nấm lim xanh trong những cánh rừng nguyên sinh như Bắc Trường Sơn, Nam Trường Sơn, Tây Nguyên, rừng Lào, Sekong, Saravane,…
3 Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản
Bộ phận dùng: Toàn thân cây nấm;
Thu hái: Hái nấm lim xanh khi nấm đã phát triển trưởng thành và đạt đến độ chín muồi. Hái nấm đúng thời điểm sẽ thu được toàn bộ dinh dưỡng trong nấm. Muốn đạt được điều này, người thợ buộc phải có trình độ chuyên môn cao và phải đi vào trong tận rừng sâu để hái nấm.
Chế biến: Có nhiều cách chế biến nấm lim xanh để sử dụng như: phơi khô và sắc uống, ngâm rượu, dùng trong ẩm thực (nấu canh gà hầm,…), nấu nước uống,…
Bảo quản: Bảo quản nấm lim xanh ở nơi khô ráo. Nếu đã phơi khô để dành sử dụng dần, nên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nơi ẩm thấp. Nếu ngâm rượu, nên đậy kín nắp rượu sau khi dùng.
4. Thành phần hóa học
Trong nấm lim xanh có chứa các thành phần hóa học sau:
- Protein;
- Nước;
- Chất béo;
- Carbohydrate;
- Chất xơ;
- Các vitamin;
- Kali;
- Canxi;
- Phốt pho;
- Đồng;
- Kẽm;
- Sắt;
- Ma-giê;
- Salen;
- Terpenoid;
- Steroid;
- Polysaccharides;
- Glycoprotein;
- Nucleotide;
- Peptidoglycans;
- Triterpenes;
- Adenosine;
- Germanium.
5. Tác dụng dược lý
Theo đông y, nấm lim xanh có tác dụng:
- Giải độc gan;
- Giải rượu;
- Thanh lọc cơ thể;
- Giảm mỡ máu;
- Làm tóc đen hơn, giảm rụng tóc;
- Tăng cường sinh lực;
- Làm đẹp da;
- Điều hòa huyết áp.
Theo Tây y, y học hiện đại, nấm lim xanh có công dụng điều trị các bệnh sau:
- Ung thư gan;
- Ung thư phổi;
- Ung thư cổ tử dung;
- Viêm gan;
- Gan nhiễm mỡ;
- Xơ gian;
- Tai biến mạch máu não;
- Huyết áp cao;
- Đau dạ dày, đau đại tràng;
- Đau nhức xương khớp;
- Bệnh gout;
- Chứng phì đại tiền liệt tuyến;
- Bệnh đái tháo đường;
- Chống oxy hóa, lão hóa.
6. Tính vị
Trong Đông y, nấm lim xanh là một loại thuốc quý, có vị đắng, tính bình.
7. Quy kinh
Cách đây 2000 năm, nấm lim xanh đã được người Trung Quốc và người Việt sử dụng để làm thuốc. Nấm lim xanh được quy vào một số kinh cổ như Bản thảo cương mục, Thần nông bản thảo,…
8. Liều dùng, cách dùng
Bạn nên dùng nấm lim xanh ở liều lượng cho phép và dùng trong một liệu trình nhất định. Không nên lạm dụng loại dược liệu này vì có thể sẽ dẫn đến ngộ độc.
Có thể dùng nấm lim xanh ở dạng dùng tươi (nấu trực tiếp) hoặc phơi khô (sắc lấy nước uống sau khi phơi khô).
9. Bài thuốc
Nấm lim xanh được ứng dụng trong điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe qua những bài thuốc sau:
- Bài thuốc điều trị ung thư nội mạc: Dùng 35g nấm lim mọc ở rễ cây, 35g nấm linh chi đa niên, 15g cây xạ đen, 10g rễ cây mật nhân để sắc uống. Nên cho nấm lim xanh vào sau cùng để giữ được tối đa dược tính của nấm.
- Bài thuốc giải độc, mát gan: Nấu nước nấm lim xanh uống thường xuyên. Bài thuốc này cũng như uống nước atiso,…
- Bài thuốc tăng cường sinh lực, sức khỏe: Hầm gà ta với nấm lim xanh thái nhỏ, táo tàu.
10. Lưu ý khi dùng
Khi dùng nấm lim xanh và các bài thuốc từ nấm lim, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Phụ nữ có thai, người huyết áp thấp, người đang dùng thuốc Tây nên hạn chế sử dụng các bài thuốc từ nấm lim xanh. Nếu có ý định áp dụng bài thuốc nào đó, bạn nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
- Uống rượu ngâm với nấm lim xanh có thể gặp phải một số dị ứng như: phát ban, khô cổ họng, chảy máu mũi, ngứa mũi, đau bụng,…
- Nên cẩn thận với các trường hợp nấm giả, nấm kém chất lượng được bày bán trên thị trường. Bạn có thể sử dụng những sản phẩm nấm lim xanh đã được bào chế của những công ty dược phẩm uy tín.
- Khi sử dụng các bài thuốc từ nấm lim xanh, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Tóm lại, nấm lim xanh là thứ thực vật họ nhà nấm linh chi, nhưng được mọc ra từ thân cây lim mục chết trong rừng nguyên sinh. Không thể phủ nhận những lợi ích mà nấm lim xanh mang lại cho sức khỏe con người. Nó đã được Đông y xem là thảo dược suốt mấy nghìn năm. Tuy nhiên, nếu có ý định dùng nấm lim xanh để điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để nhận thêm lời khuyên, hướng dẫn,…