Nếu có dịp du hí tại Kon Tum, được dịp tìm hiểu nền ẩm thực của vùng núi rừng này thì hãy nhớ đừng bỏ qua đặc sản rượu ghè. Đây chính là một thức uống đặc sản của đồng bào các dân tộc ở vùng núi này.
Thứ rượu đặc trưng của đồng bào dân tộc ở Kon Tum
Hương vị đặc biệt
Nồng độ của rượu này khá nhẹ, mang theo hương vị ngọt dịu. Hương vị nồng nàn và đặc trưng của hương lá rừng, rễ cay rừng, men nồng khiến người uống có cảm giác lâng lâng ngây ngất, dù biết là say nhưng vẫn muốn tiếp tục uống. Người ta thường không uống rượu này một mình, cũng không uống vào lúc buồn. Bà con nơi đây thường chỉ uống cùng nhau bên những chiếc bếp lửa hồng vào các dịp lễ hội hoặc có khách quý đến chơi.
Cách thức nấu rượu
Nguyên liệu chủ yếu của rượu ghè đều được làm từ gạo nếp hoặc sắn, và đặc biệt là một dòng men rất đặc trưng mà chỉ có thể tìm được ở nơi đây. Cũng như các loại rượu khác, rượu ghè cũng được ủ kín và lên men trong một thời gian dài để khi uống thì hương vị của rượu trở nên ngọt lịm và đậm đà nhất có thể.
![núi rừng Tây Nguyên](https://duocthaotribenh.vn/wp-content/uploads/2020/06/ruou-ghe2-300x183.jpg)
Người ta thường nói, rượu này mang theo hương vị rất riêng và rất mới mà loại rượu nào có được. Có lẽ bởi vì dòng men ủ rượu này được chế biến từ rất nhiều loại rễ cây, lá cây mà người dân bản địa lấy trong rừng sâu. Mẫu men đặc thù này khi được ủ sẽ tạo nên một hương vị rất riêng, hương vị của đại ngàn rừng núi.
Bà con đồng bào dân tộc nơi đây từng chia sẻ, để có thể ủ nên 1 hũ rượu ghè chuẩn vị của Kon Tum thì phải cần đến hơn 20 cái lá và rễ cây rừng. Họ sẽ thu những lá, rễ cây đặc trưng trong rừng núi Tây Nguyên về và giã nhuyễn, đem trộn lại với nhau nhằm tạo nên một vị ngọt lịm đặc trưng. Sau đó phơi khô để khi cần sử dụng thì chỉ cần bóp tơi. Mỗi khi nấu thì chỉ cần đem loại men này rồi rải lên chiếc ghè đã có sẵn gạo, ngô… theo một tỉ lệ thích hợp. Sau đó bịt kín bằng lá chuối, ủ men khoảng 15 ngày là có thể sử dụng được. Với rượu ghè, ủ càng lâu thì hương vị thơm ngon càng trở nên nồng cháy hơn.
Ngày nay, rượu ghè được chế biến bằng một mẫu men chợ rất phổ thông. Tuy loại men rượu này cũng mang theo vị ngọt nhưng lại mất đi hẳn chất ngọt lịm như trước.
Phương pháp thưởng thức rượu ghè
Để có thể uống được rượu ghè, bạn cần phải biết cách thức cầm cần uống và phải học hỏi cẩn thận mới có thể uống một cách dễ dàng được. Cần thường được làm bằng cây Triêng, với cái cuống dài cả mét, được chặt về phơi khô, rút bỏ lõi, rồi được cắm vào ghè rượu. Khi đưa cần lên mồm, ta thưởng thức nhờ ống hút của sợi dây cần để hút rượu từ trong ghè.
![núi rừng Tây Nguyên](https://duocthaotribenh.vn/wp-content/uploads/2020/06/ruou-ghe-300x188.jpg)
Khi thưởng thức loại rượu này, cần lưu ý phải có một hũ nước và để sát cạnh. Hũ nước suối này để đổ vào ghè cho nó luôn ở trạng thái đầy. Người ta uống rượu chung, nhưng khi tới ai uống thì người đó phải tự lấy nước suối rồi đổ thêm vào trong ghè cho người sau uống. Và cứ thế, mọi người uống theo vòng tròn.
Thứ quà chẳng thể thiếu khi lên Kon Tum
Loại rượu cay nồng này trở thành một hương vị không thể thiếu trong lễ hội bản địa. Nó thậm chí còn trở thành món quả rất đặc biệt của những du khách miền xuôi khi ngược lên nơi này du ngoạn. Nơi đây diễn ra rất nhiều lễ hội hàng năm. Chính vì lẽ đó mà bất cứ gia đình bản địa nào cũng ủ rất nhiều rượu ghè với mục đích chuẩn bị cho những dịp lễ và tiếp đãi khách quý đến chơi nhà. Với bà con nơi đây, việc uống rượu ghè để thể hiện sự đoàn kết và yêu thương nhau.
Địa chỉ mua rượu ghè chuẩn vị
- Cửa hàng rượu Bà Tuyết – 242 Phan Đình Phùng, P. Yên Đỗ, tỉnh Pleiku, Gia Lai.
- Chợ trung tâm thuộc các huyện Đăk Glei, huyện Ngọc Hồi, huyện Đăk Tô, huyện Kon Plong, huyện Đăk Hà tại Kon Tum
- Các cửa hàng dọc trên đường Bắc Kạn, TP Kon Tum.
Rượu ghè đã trở thành một thứ đặc sản không thể thiếu của vùng núi rừng Tây Nguyên. Người ta bảo nhau rằng nếu tới đây mà chưa được thử loại rượu này thì xem như niềm vui bớt đi một nửa. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn rượu ghè để mang về làm quà cho người thân, bạn bè. Đặc biệt là rượu ghè nếp cẩm, mang theo hương vị thơm ngon và mới lạ.