Mụn là một tình trạng bệnh lý rất hay gặp ở cả nam và nữ, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy là một bệnh lành tính nhưng bệnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mỗi bạn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở cũng như các sản phẩm, thuốc, mĩ phẩm để điều trị mụn. Nhưng điều trị mụn sao cho đúng cách, sao cho hiệu quả, an toàn và kinh tế thì hãy cùng Bác sĩ chuyên khoa da liễu tìm hiểu một số kiến thức về mụn nha.
1. Đặc điểm tuổi, giới, màu da
- Tuổi: thường gặp sau tuổi dậy thì – trưởng thành, ngoài 20 – 25 tuổi thường giảm mụn nếu có tình trạng mụn tăng lên là điều bất thường
- Giới tính: nam bị mụn nhiều hơn nữ và thường bị nặng hơn nữ nhưng nữ thường đi điều trị mụn nhiều hơn nam.
- Màu da: sáng mầu ít gây thâm sau mụn và ngược lại
2. Nguyên nhân gây mụn
4 cơ chế bệnh hình thành mụn trứng cá: sự tăng tiết tuyến bã, sự sừng hóa cổ nang lông, vai trò và hoạt động, vai trò và hoạt động của vi khuẩn P.ACNE, vai trò của quá trình viêm.
Một số nguyên nhân gây mụn thường gặp:
- Rối loạn hormone: biểu hiện mụn khi mang thai hoặc sau sinh.
- Do mỹ phẩm: Chú ý nếu Mỹ phẩm ghi “non-comedogenic” là dùng được cho da mụn vì chúng không gây mụn.
- Do thuốc: Corticosteroid – mụn đồng dạng, thường mụn viêm, không hoặc ít có nhân đầu đen.
- Do cọ sát thường xuyên:
- Do nghề nghiệp: sản phẩm có chứa dầu mỏ, than đá, mỹ phẩm độ nhờn cao…..
- Sai lầm trong chăm sóc da
- Do khí hậu thời tiết.
Các nguyên nhân này đều xoay quanh 4 cơ chế hình thành mụn
3. Các loại mụn hay gặp
3.1 Mụn không viêm
- Mụn đầu trắng: nhân đóng.
- Mụn đầu đen: nhân hở.
- Mụn ẩn
3.2 Mụn viêm
- Sẩn viêm – mụn viêm
- Mụn mủ
- Mụn cục, nang
- Mụn mạch lươn.
- Mụn abces.
- Đinh râu, đằng đằng, hậu bối.
4. Các yếu tố liên quan đến mụn
- Vận động thể lực: giảm cân tốt, nhưng nên tắm trong vòng 4 tiếng sau tập
- Chế độ ăn
Giảm: đồ ăn nhanh, uống nhiều sữa, nhiều đường, mỡ, vitamin nhóm B.
Tăng: acid béo Omega – 3, kẽm, Vitamin A, thức ăn nguồn gốc thực vật.
- Stress căng thẳng và chế độ làm việc: tăng mụn
- Thuốc lá: tăng mụn
- Yếu tố nghề nghiệp: chế phẩm từ dầu, than đá, mỹ phẩm, cọ sát
- Yếu tố thời tiết: mùa hè, nóng bức
- Thuốc: steroid, Corticoid, viên tránh thai có Androgen, thuốc chống lao: Isoniazid, Iodine, Lithium
5. Chăm sóc da tại nhà trong trường hợp bị mụn
5.1 Sản phẩm đến từ thiên nhiên
- Đất sét: giảm dầu, hấp thu bã nhờn
- Nghệ: Chống viêm, kháng khuẩn
- Dầu tràm trà: Giảm mụn, Giảm viêm
- Trà xanh: Kháng khuẩn, giảm nhờn
- Húng quế: giảm mụn, chống viêm
- Chiết xuất vỏ quả lựu: kháng khuẩn
- Chiết xuất lá ổi: kháng khuẩn mạnh
- Dầu sả: kháng khuẩn mạnh
- Dầu húng quế: giảm mụn
- Dầu bạch đàn: Giảm sản xuất bã nhờn, giảm kích thước tuyến bã, dễ kích ứng da. (không nên sử dụng khi không có hướng dẫn)
5.2 Các sản phẩm khác
- Lựa chọn mỹ phẩm có chữ “Non – Comedonegic”
- Chăm sóc da tại nhà
Buổi sáng: Rửa mặt à Nước tone à Dưỡng ẩm à Kem chống nắng. (sử dụng thêm xịt khoáng cấp ẩm thường xuyên cho da)
Buổi tối: Tẩy trang à Rửa mặt à Nước tone à Kem dưỡng ẩm à Kem, serum, lotion điều trị mụn.
Tẩy tế bào chết tuần 1-2 lần và đắp mặt nạ sau khi tẩy tế bào chết.
- Sữa rửa mặt cho da mụn
Không quá gây khô da.
Có độ pH thích hợp với da: 4-5,5
Nên rửa mặt 2 lần/ngày, có kèm theo xịt khoáng (không chứa cồn hoặc các hạt gây bào mòn).
- Kem chống nắng cho da mụn
Lựa chọn loại kem có ghi “Non – Comedonegic”, SPF thấp
Chống được cả UVA và UVB.
Chống nắng vật lý hay hóa học tùy từng loại da cụ thể, Vật lý có nhiều ưu điểm hơn.
- Tone Cho da mụn
Nhiều loại tone khác nhau: nhiệm vụ cân bằng lại độ ẩm, pH tạm thời, và làm sạch sâu.
Da dầu nhờn nên mang theo tone và bông tẩy trang để thường xuyên làm sạch da.
- Dưỡng ẩm
Lựa chọn dạng Serum hoặc lotion, hoặc gel.
Có thành phần Benzoyl peroxide, salicylic acid, lưu huỳnh, tinh dầu tràm trà.
- Cạo râu: Theo chiều mọc lông, tránh căng da và vệ sinh sạch sẽ. Nên tránh sử dụng bọt cạo râu
- Trang điểm: Nên test các loại trang điểm trước khi dùng, không chọn sản phẩm băng bít, nên trang điểm nhẹ nhàng.
- Có nên tự nặn mụn: không
- Có cách nào đánh bay mụn trong 1 tuần hoặc 1 tháng: Không.
6. Các phương pháp điều trị mụn
- Peel da điều trị: thường gây đẩy nhân mụn, sau lần đầu điện trị nhân mụn được đẩy lên, làm da mòng và mới, nếu không chăm sóc kĩ thì phản tác dụng, peel cần phối hợp các sp bôi trị mụn, và biết cách phối hợp.
- Lăn kim điều trị: một phần giải thoát sự bít tắc nang lông và đưa sản phẩm trị mụn vào sâu trong da, tăng hiệu quả, cần lựa chọn kích thước và đầu kim phù hợp, kĩ thuật viên chuyên môn cao, sp đi kèm hiệu quả.
- Lấy nhân mụn và dùng sản phẩm đặc trị: trên thị trường có nhiều sp đặc trị mụn: kem, serum, huyết thanh, gel, mặt nạ nhưng chú ý một điều các sp trị mụn hết nhanh thường đi liền với tái phát cũng nhanh.
- Laser điều trị mụn: là phương pháp mới, đánh vào cơ chế chống nhiễm khuẩn, kháng viêm cho da, giảm thâm sau điều trị, tăng hiệu quả điều trị.
- Ánh sáng điều trị: nên dùng ánh sáng xanh, và có tác dụng kháng khuẩn yếu, có thể kết hợp IPL trong điều trị cho hiệu quả tương đối.
Trên đây là một số kiến thức chung nhất về mụn, các bạn có thể tìm hiểu để có kiến thức điều trị cũng như đi điều trị mụn ở các cơ sở có bác sĩ chuyên khoa và giúp các bạn điều trị mụn một cách an toàn, hiệu quả và kinh tế.
Nguồn YOUMED