Con người vẫn luôn được coi là một cỗ máy hoàn hảo nhất của tạo hóa nhưng dù hoàn hảo đến mấy, dù con người có cố gắng đến mấy thì các bộ phận trong cơ thể cũng bị thay đổi, lão hóa theo thời gian. Tỷ lệ bị bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm tăng theo độ tuổi và ngày một trẻ hóa.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ y tế, hiện nay, nếu dưới 35 tuổi tỷ lệ bệnh là 35% thì trên 60 tuổi tỷ lệ bệnh là 65%, trên 75 tuổi tỷ lệ bệnh là trên 75% và trên 80 tuổi tỷ lệ bệnh này lên tới 90%.
Bệnh này là bệnh mạn tính, thường phát triển chậm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh và gia đình của họ.
Đau nhức xương khớp là bệnh gì?
Người bệnh cần chú ý đến những cơn đau nhức xương khớp kéo dài, khi đó rất có thể bạn đã mắc phải một số bệnh như:
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ gây chèn ép rễ thần kinh cột sống. Bệnh có thể gây đau nhức xương khớp ở vị trí cột sống từ cổ đến thắt lưng hông.
Thoái hóa cột sống
Theo thời gian các khớp bắt đầu bị thoái hóa, bào mòn sụn khớp tại hầu hết các khớp, chủ yếu là cột sống lưng và cổ dẫn đến đau nhức xương khớp âm ỉ.
Viêm đa khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau nhức xương khớp toàn thân, đau vai gáy,.. mà có thể biến chứng nguy hiểm như: Phá hủy xương sụn khớp, biến dạng các khớp, tăng khả năng bại liệt.
Viêm khớp nhiễm trùng
Tiến sĩ Ôrrin troum chuyên gia điều trị đau nhức xương khớp (TT y tế Providence Saint John’s Health Center, Mỹ) nhận định: “Khớp xương sẽ bị nhiễm liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn nếu có một vết thương sâu bị nhiễm trùng không được rửa sạch đúng cách”.
Bệnh gút
Gút là tình trạng các tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây nên sưng, viêm nhiễm và đau đớn. Những người ăn uống quá nhiều chất đạm, cơ thể không phân giải hết lượng axit uric gây nên căn bệnh gút và thúc đẩy những cơn đau nhức xương khớp.
Loãng xương
Người mắc bệnh loãng xương sẽ có thể đau nhức xương khớp toàn thân. Tình trạng này sẽ thuyên giảm nếu người bệnh điều trị kịp thời và có chế độ ăn uống khoa học bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
Nguyên nhân bệnh xương khớp
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh xương khớp gồm các nguyên nhân dưới đây:
Tuổi tác
Tuổi càng cao thì sự mài mòn của các khớp theo thời gian càng lớn, hiện tượng lão hóa diễn ra dẫn đến các chức năng của cơ thể giảm,lượng máu để nuôi các vùng khớp giảm sút đáng kể thiếu dưỡng chất. Đặc biệt, ở người cao tuổi, việc suy giảm chức năng tác động đến hệ thống xương khớp gây thoái hóa khớp.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không đầy đủ
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo dẫn đến thiếu các dưỡng chất, canxi,… nuôi khớp xương.
Đau xương khớp do vận động
Xương khớp bị tổn thương có thể do công việc nặng nhọc khiến áp lực lớn lên xương khớp, việc hoạt động thể thao quá mức cũng có tác dụng không tốt lên hệ xương khớp của cơ thể.
Các công việc có đặc thù phải ngồi lâu, hay đứng lâu cũng có thể dẫn tới sự co cứng các khớp xương. Hoạt động sai tư thế như ngồi cong lưng, cúi bê đồ nặng không đúng tư thế cũng dẫn tới bệnh xương khớp.
Vậy làm sao để chữa khỏi các bệnh xương khớp và dùng thuốc điều trị bệnh khớp nào là hiệu quả nhất?… là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân hiện nay. Dưới đây là những phân tích cụ thể về các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp, mong giải đáp được phần nào những thắc mắc của các bệnh nhân xương khớp.
Các thuốc chữa trị bệnh viêm khớp trên thị trường hiện nay
Quan điểm của Tây Y
Nguyên nhân: Viêm khớp xảy ra khi sụn đệm các đầu xương trong khớp ngày càng bị bào mòn theo thời gian do lượng dịch khớp cạn kiệt, các lớp sụn này chà xát trực tiếp lên nhau khi vận động gây đau. Khi bề mặt nhẵn mịn của sụn khớp trở nên thô ráp sẽ gây kích ứng. Cuối cùng, nếu sụn khớp này xẹp xuống hoàn toàn có thể xương trên xương – đầu xương trở nên hư hỏng và các khớp xương trở nên đau đớn nhiều hơn. Giai đoạn sau của bệnh viêm khớp sẽ hình thành các gai xương, gây chèn ép các dây thần kinh, gây đau đầu tê nhức tứ chi.Điều trị bằng thuốc Tây Y
Theo quan điểm của Tây y thì bệnh viêm khớp không thể chữa khỏi. Điều trị bệnh viêm khớp chủ yếu theo hướng làm giảm các cơm đau khớp, chống viêm, kiềm chế sự tiến triển xấu của bệnh và giúp duy trì hoạt động của khớp. Khi uống thuốc, thuốc giảm đau sẽ đi đến khớp bị đau, làm tê liệt dây thần kinh, bệnh nhân sẽ mất cảm giác đau, làm cho bệnh nhân hiểu lầm là bệnh của mình đã đỡ, nhưng thực chất bệnh đang tiến triển xấu dần, khi dừng thuốc bệnh lại đau lại và ngày một nặng hơn. Nghiêm trọng hơn trong quá trình chữa bệnh, bệnh nhân có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày, thận do uống thuốc Tây.
Các thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp gồm các thuốc giảm đau, chống viêm: Korulac, Diclofenac, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid … hoặc có thể dùng hỗn hợp: Hydrocortisol, Novacain, Vitamin B12 (được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp đau). Các thuốc này rất kích ứng với dạ dày và thận, nếu sử dụng lâu ngày sẽ gây đau dạ dày và hại thận. Các thuốc này chống chỉ định với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày, tá tràng, suy thận. Chính vì điều này, trong các đơn thuốc điều trị bệnh viêm khớp thường kèm theo nhóm thuốc về đường tiêu hóa, bao thành dạ dày như: Medoprazole, Salazopyrine, Borini-K …
Dùng các sản phẩm chức năng
Một số loại thuốc thực phẩm chức năng khác đang được quảng cáo rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng … Các loại thuốc này được sản xuất dựa trên các bài thuốc gia truyền rất hay để điều trị các bệnh về xương khớp, nhưng đã bị thương mại hóa, sản xuất đại trà nên hàm lượng dược lý, tinh chất trị bệnh trong thuốc thấp, mà chủ yếu là tá dược.
Chính vì vậy, khi uống thuốc thì thời gian điều trị phải từ 6 tháng đến 1 năm thì bệnh mới thuyên giảm, còn nếu muốn khỏi bệnh thì phải điều trị lâu dài rất tốn kém. Các bệnh nhân khi bệnh đã tiến triển nặng thì điều trị theo các loại thuốc này không hiệu quả nữa.
Ngoài ra, còn một số loại thuốc viên bổ khớp, viên cung cấp chất nhờn cho khớp, thuốc phục hồi xương khớp, thuốc chữa trị bệnh viêm khớp… của các thương hiệu lớn được quảng cáo là hàng xách tay từ Mỹ, Nhật, Pháp,… nhưng thực chất toàn là hàng Trung Quốc, hàng nhái, hàng giả, hàng hết hạn. Khi bệnh nhân sử dụng, không những không chữa được bệnh mà còn tiền mất tật mang.
Quan điểm của Đông Y
Nguyên nhân: Y học cổ truyền quan niệm tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông.
Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là Phong – Hàn – Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.
Do chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày, hay do người già các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Vì vậy, khi chữa trị các bệnh về khớp, các phương pháp chữa theo y học cổ truyền đều nhằm lưu thông khí huyết ở cân ở xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và đề phòng chống lại các hiện tượng báo động sự tái phát của bệnh khớp xương.
Do quan niệm sưng – đau khớp xương là do tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết, và do chức năng tạng phủ suy yếu ảnh hưởng đến việc tạo ra khí huyết làm cho khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng cân (gân) mạch đầy đủ gây ra đau nhức khớp xương nên việc điều trị bệnh viêm khớp nhằm vào mục tiêu giải tỏa sự tác nghẽn, đuổi nguyên nhân gây bệnh ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết – mạnh gân xương.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp không dùng thuốc như: tập luyện vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu, đến việc dùng thuốc vào điều trị bệnh xương khớp bên ngoài như đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau đến uống trong, sử dụng các loại thực vật, động vật và khoáng chất vào điều trị có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp cho quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Trong việc điều trị, các thầy thuốc y học cổ truyền còn chú ý đến bệnh mới mắc hay bệnh đã lâu ngày, hoặc tái phát nhiều lần.
Nếu mới mắc thì dùng các phương pháp để loại bỏ yếu tố gây bệnh (phong, hàn, thấp) là chính, nếu bệnh lâu ngày hay tái phát nhiều lần thì vừa phù chính (nâng đỡ tống trạng, bổ khí huyết), vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh để tránh tái phát và đề phòng những biến chứng và những di chứng về sau.
Bài viết có tham khảo tài liệu của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
Nguồn : BS Khánh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức