Bạn đang gặp phải tình trạng nhức mỏi cổ, đau bả vai lan xuống cánh tay, khó cử động khớp cổ, vai gáy và cánh tay… diễn ra trong thời gian dài, khiến bạn không khỏi hoang mang, lo lắng.
Tình trạng này cũng thường xuất hiện sau khi bạn thức giấc vào buổi sáng, có thể kèm theo theo cảm giác tê bì khó chịu.
Cơn đau xuất hiện âm ỉ, dữ dội “tra tấn” bạn hàng giờ đồng hồ khiến bạn mệt mỏi, không thể làm việc hay vận động.
Đừng nên chủ quan với triệu chứng này vì có thể liên quạ tới một số bệnh lý nguy hiểm về cột sống, thần kinh… nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây bại liệt.
Đó là lý do bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau để có hướng điều trị tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bạn.
Nguyên nhân gây đau bả vai lan xuống cánh tay
Đau mỏi cổ vai gáy
Đau mỏi cổ vai gáy là một triệu chứng đau phổ biến thường gặp trong đời sống thường này. Một số thói quen như ngồi nhiều, cố định một chỗ trong thời gian dài, sai tư thế, ngủ gục xuống bàn, nằm ngủ đè lên tay, gối đầu lên vật cứng… tất cả đều làm chậm lưu thông máu đến vai gáy, cánh tay, đồng thời dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương gây đau.
Thông thường, cơn đau sẽ xuất phát từ vai gáy, bả vai, sau một thời gian sẽ lan xuống cánh tay.
Nguyên nhân bị đau lưng bên phải gần mông và cách điều trị
Thoái hóa đốt sống cổ
Đau bả vai lan xuống cánh tay là triệu chứng điển hình nhất của bệnh thoái hóa cột sống cổ, thường gặp ở 2 vị trí đoạn C5 – C6 hoặc C6 – C7.
Bạn đầu, cơn đau khởi phát ở vùng cổ, gáy, bả vai âm ỉ, dữ dội… Khó vận động khớp cổ, vai gáy, khó cúi ngửa hoặc quay sang hai bên. Cơn đau kéo dài sẽ lan xuống cánh tay, ngón tay, có thể kèm theo cảm giác tê bì và lan lên đầu gây hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Đĩa đệm nằm ở trị ví giữa hai đốt sống. Xung quanh đĩa đệm cũng tập trung rất nhiều rễ thần kinh từ vùng cổ xuống cánh tay. Do yếu tố bên ngoài làm vòng sợi bên ngoài của đĩa bị phồng, lồi và rách làm nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào rễ thần kinh.
Đó là lý do khiến bạm cảm thấy cơn đau lan tỏa từ vùng bả vai xuống cánh tay, tê bì, rối loạn cảm giác như có kiến bò ở tay
Viêm gân chóp xoay vai
Là tình trạng dây chằng của cơ quay khớp vai bị tổn thương một phần hoặc toàn phần do hoạt động lặp đi lặp lại của khớp vai trong thời gian dài. Dạng tổn thương này gây đau bả vai lan xuống cánh tay, hạn chế khả năng vận động.
Do nhiễm lạnh (bệnh phong hàn)
Vào mùa đông, đặc biệt khi thời tiết trở trời thất thường thì cơ thể rất dễ bị cảm lạnh, máu bị nhiễm lạnh khó lưu thông, các cơ vùng cổ, vai gáy và cánh tay sẽ có xu hướng bị co lại gây ra những cơn đau nhức lan tỏa khắp vùng vai gáy, cánh tay
Nằm ngủ sai tư thế
Khi ngủ bạn thường có thói quen nằm nghiêng về một bên, việc nằm nghiêng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cột sống. Tuy nhiên nếu trong quá trình ngủ phần bả vai và tay bị đè nén bởi cơ thể trong thời gian dài có thể gây đau ở vai gáy và cánh tay. Bạn sẽ cảm nhận được điều này khi thức giấc vào buổi sáng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tuổi già xương khớp bị suy yếu dễ bị đau, khuân vác vật nặng sai tư thế
Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý, triệu chứng đau bả vai lan xuống cánh tay có thể là do chấn thương vùng vai cánh tay, do sai tư thế sinh hoạt và lao động, do tuổi tác cao…
Khi phát hiện thấy có triệu chứng đau bả vai lan xuống cánh tay, kèm theo đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay kéo dài mãi không đỡ, bạn cần nhanh chóng đi đến các chuyên khoa xương khớp để chụp chiếu, phát hiện chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Phương hướng điều trị đau bả vai lan xuống cánh tay
Còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh đau bả vai lan xuống cánh tay mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm ra phương pháp điều trị khác nhau:
- Với người duy trì 1 tư thế quá lâu, vận động sai tư thế hoặc nhiễm lạnh thì cần sử dụng thuốc giảm đau ở cả đường uống lẫn cao dán. Bổ sung thêm vitamin E để tăng cường thêm chất đề kháng cho cơ thể. Trong trường hợp cơn đau nghiêm trọng và tái phát nhiều lần trong ngày thì người bệnh có thể sử dụng thêm châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp.
- Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ thì cần phải kết hợp 2 liệu pháp điều trị là vật lý trị liệu và sử dụng thuốc. Người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thuốc theo 2 hướng là đông y và tây y. Tây y thì dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Còn đông y thì tập trung vào việc ổn định và phục hồi chức năng hoạt động của tạng phủ, từ đó giúp việc điều trị diễn ra lâu dài, hạn chế việc bệnh quay trở lại.
Nguồn: Bệnh đau lưng