Đau khớp vai trái là triệu chứng cho thấy phần khớp vai bên trái đang gặp chấn thương quanh khớp vai, hoặc bạn đang bị mắc một số bệnh lý khác nhau. Mặc dù vậy, nhiều người không biết chính xác đau buốt khớp vai trái là bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và các bài tập chữa đau khớp vai hiệu quả nhé!
Đau khớp vai trái là một trong những dạng thường gặp trong các dạng bệnh đau khớp bả vai. Biểu hiện cụ thể của tình trạng bệnh này chính là những triệu chứng đau nhức tại vị trí vai bên trái. Vậy thực chất đau buốt khớp vai trái chỉ là biểu hiện bình thường hay cảnh báo bệnh lý nào khác, mọi người hay cũng theo dõi những thông tin sau.
Đau khớp vai bên trái hay đau khớp bả vai nói chung là tình trạng có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em, người trưởng thành hơn cho đến những người lớn tuổi. Các cơn đau có thể xảy ra do các nguyên nhân bình thường do va chạm, tổn thương nhẹ từ cuộc sống, khi làm việc nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy những bệnh lý mãn tính nguy hiểm.
Nguyên nhân gây đau khớp vai trái
– Do gặp phải chấn thương, va đập vào vật cứng phía bả vai bên trái từ đó những tổn thương trực tiếp, có thể nặng hay nhẹ đều dẫn đến đau khớp bả vai.
– Các tư thế vận động, thói quen sinh hoạt cũng là nguyên nhân thường gặp khi nó dễ dàng gây đau nhức khớp vai trái.
– Làm việc thường xuyên, ngồi im một chỗ cũng có thể khiến bả vai nhức mỏi, đặc biệt là người làm công việc khuân vác nặng về một phía bên trái cũng sẽ dẫn đến đau mỏi. Hay những vận động viên, người chơi thể thao thường xuyên như các môn tennis, bóng rổ, bóng chuyền… sử dụng tay, vai bên trái nhiều dẫn đến áp lực quá lớn, làm việc quá sức chịu đựng cũng dẫn đến tổn thương và đau.
Tình trạng khớp vai bên trái bị đau có thể là biểu hiện của các bệnh lý
Viêm quanh khớp vai: Đây là một dạng chấn thương phần mềm quanh khớp vai, chủ yếu xảy ra ở cơ, gân, dây chằng và bao khớp, tuy nhiên không có tổn thương trên sụn khớp, bao dịch hoạt và đầu xương.
Thoái hóa khớp vai: Thường gặp chủ yếu ở những người lớn tuổi, người lao động hay mang vác vật nặng trên vai trái, các vận động viên thuận tay trái,… Thoái hóa khiến khớp vai suy yếu, phần sụn mòn, bao hoạt dịch khô,…
Vôi hóa khớp vai: Làm việc hay vận động sai tư thế, mắc bệnh xương khớp có thể dẫn đến tình trạng canxi hóa khiến khớp vai xuất hiện gai vôi, chèn ép vào các dây thần kinh, rễ thần kinh xung quanh gây đau vai trái.
Trật khớp vai: Đây là tình trạng các đầu xương của khớp vai bị lệch khỏi vị trí ban đầu do chấn thương, tai nạn, tác động mạnh, hoạt động sai tư thế,… khiến khớp vai trái sưng đỏ, đau nhức và làm hạn chế vận động cánh tay.
Một số bệnh lý vai gáy, cổ: Một số bệnh lý xảy ra ở vùng cổ, vai gáy như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa khớp cổ, đau gáy,… cũng có thể gây đau khớp vai trái nếu cơn đau lan sang vị trí này.
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như Zona thần kinh, viêm khớp dạng thấp, gãy xương vai trái, rách cơ vai, viêm dây chằng,… cũng có thể gây đau khớp vai bên trái. Do đó, đau nhức khớp vai trái là bệnh gì thường không thể chẩn đoán chính xác nếu chưa được thăm khám kỹ bằng các biện pháp kiểm tra lâm sàng, chụp X-Quang,…
Đau khớp vai trái có nguy hiểm không?
Đau nhức khớp vai trái thường có nhiều biểu hiện khác nhau tương ứng với những tổn thương đang gặp phải. Bệnh gây đau nhẹ cho đến đau nhói, đau dữ dội,… với các triệu chứng đặc trưng sau:
Cơn đau có thể cảm nhận từ tận trong khớp chứ không phải bên ngoài da. Ban đầu chỉ có cảm giác đau nhẹ, sau đó mạnh dần, đau tăng khi ấn hoặc bóp mạnh vào khớp vai, xoay khớp, cầm nắm vật nặng bên tay trái.
Vận động cánh tay trái, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay đều bị ảnh hưởng, các hoạt động cầm nắm, chải đầu, đánh răng,… trở nên khó khăn hơn.
Trường hợp bị đau buốt khớp vai trái lâu năm thường gây viêm sưng khớp, khớp biến dạng, chỏm khớp nhô lên cao, mất cân đối giữa 2 bên vai, tay dần mất cảm giác, có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt chi.
Trên thực tế, đau khớp vai trái có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đôi khi khớp vai bị đau sau đó khỏi ngay, không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp lại là biểu hiện của các bệnh xương khớp nguy hiểm.
Do đó, để biết chính xác đau khớp vai bên trái là bệnh gì, người bệnh cần được thăm khám, chụp phim X-Quang cần thiết. Từ đó, bác sĩ mới có thể chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra liệu trình chữa trị hợp lý ứng với từng bệnh lý cụ thể.
Giảm đau khớp vai trái tại nhà bằng cách nào?
Người bệnh có thể tự điều trị đau khớp vai tại nhà mà không cần dùng thuốc trong trường hợp mới bị đau vai và do các nguyên nhân chấn thương, khớp làm việc quá sức.
Chườm đá
Đây được xem là cách giảm đau khớp vai trái đơn giản và tiện dụng nhất, bất cứ ai cũng có thể áp dụng mà không gây ảnh hưởng gì. Người bệnh có thể dùng đá chườm trực tiếp hoặc dùng khăn bọc lại chườm nhẹ nhàng lên khớp vai trái bị đau.
Dùng gừng tươi
Năm 2001, trên tạp chí Arthritis and Rhumatology có đăng thông tin về một nghiên cứu chứng minh chiết xuất từ gừng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm đau cho người bệnh đau, viêm khớp. Người bệnh chỉ cần uống trà gừng mỗi ngày bằng cách giã nát rồi đun sôi với nước, thêm chút mật ong vào sử dụng là có thể cải thiện tình trạng đau khớp của mình.
Nghỉ ngơi hợp lý
Tiến hành nghỉ ngơi hợp lý, nhiều người bệnh nhầm tưởng nghỉ ngơi là để khớp bất động như thực tế việc làm đó càng khiến khớp bị tổn thương nhiều hơn và dễ bị viêm hơn.
Những cách giảm đau khớp vai trái trên rất dễ thực hiện nhưng chỉ áp dụng tạm thời, nếu áp dụng mà người bệnh không thấy giảm đau thì cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để chụp chiếu và điều trị bệnh.
Bài tập chữa đau khớp vai đơn giản hiệu quả
Bài tập 1
Tư thế đứng, đưa người về phía trước, 1 tay chống lên mặt phẳng, tay còn lại thả tự do. Tiếp theo nhẹ nhàng đung đưa cánh tay từ trước ra sau, xoay cánh tay vòng tròn từ phải sang trái. Lặp lại dộng tác nhiều lần và đổi tay, thực hiện tương tự.
Bài tập 2
Tư thế đứng thẳng, chân dang rộng bằng hông. Đưa tay đau bắt chéo sang phía đối diện, tay còn lại giữ khuỷu tay đau và kéo giãn vừa phải trong vòng 30 giây để vùng khuỷu thư giãn bình thường.
Bài tập 3
Tư thế đứng thẳng, chân mở rộng bằng vai. Hai tay đưa về phía sau lưng, nắm giữ một cái gậy dài khoảng 50cm. Chú ý, tay không đau thì nắm vào đầu gậy, tay đau thì nắm vào thân gậy. Đưa gậy di chuyển trái sang phải bằng cách dùng lực của tay không đau. Di chuyển đến mức độ mà tay đau có thể chịu đựng được và di chuyển một cách thụ động. Mỗi lần thực hiện giữ gậy trong 30 giây và thực hiện 4 lần.
Bài tập 4
Tư thế nằm nghiêng về một bên, đầu đặt trên vai đau, tay còn lại đặt thẳng theo hướng mắt nhìn và khuỷu tay ở thư thế vuông góc, hướng lên trên. Dùng tay không đau đè xuống tay bị đau đến khi không thể tiếp tục chịu đau được nữa, giữ tư thế này trong khoảng 30 giây. Lưu ý không cố tình bẻ cổ tay lúc để tay xuống.
Bài tập 5
Chuẩn bị một sợi dây co dãn chuyên dùng cho tập tay được móc vào tường, có móc nắm. Tư thế đứng thẳng, đối diện tường móc dây, dùng lực ở tay đau kéo dây về phía mình, ngang eo, sau đó từ từ thả về vị trí cũ. Lặp lại động tác 8 lần, thực hiện động tác 3 lần/ngày. Không di chuyển các phần còn lại của cơ thể trong khi luyện tập.
Bài tập 6
Chuẩn bị như động tác số 5, tư thế đứng, dùng lực của tay đau kéo dây cao lên ngang đầu để khuỷu tay vuông góc 90 độ với đường thẳng từ mặt tường. Giữ cố định các bộ phận còn lại của cơ thể.
Bài tập 7
Tư thế đứng sao cho tay đau song song với tường. Dùng lực của tay đau kéo dây về phía mình. Luôn giữ khuỷu tay vuông góc với cánh tay. Dây chỉ ra – vào ngang eo , không kéo quá sức. Đổi tư thế đứng sao cho tay không đau ở phía trong, tay đau ở phía ngoài. Thực hiện động tác tương tự như trên.
Đây là một số động tác cơ bản dành cho người đau khớp vai. Nên thực hiện các bài tập thường xuyên, đều đặn để đem lại kết quả tốt nhất.
Nguồn: Bệnh đau lưng