Cắt cơn đau của bệnh gout với lá tía tô không phải ai cũng biết
Chỉ những ai đang mang trong mình căn bệnh gout mới thấu hiểu được sự đau đớn của căn bệnh này gây ra hàng ngày. Bệnh gout ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh.
Giờ đây, người mắc bệnh gút hãy an tâm sống vui khỏe vì chỉ với nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm là lá tía tô, các cơn đau do gút sẽ không còn hành hạ bạn mỗi ngày.
Tía tô dùng để chữa bệnh gút là loại có màu tím, hay còn gọi là é tía, xích tô, vị ấm, tính cay, không độc. Vị thuốc này được tận dụng trong cả ẩm thực lẫn chữa bệnh, là gia vị phổ biến trong nhiều món ăn và là bài thuốc chữa bệnh cảm mạo, thuốc an thai rất tốt.
Bạn sẽ khá bất ngờ khi biết rằng trong tía tô có chứa hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Các vitamin bao gồm A, C và các khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho. Do đó, không có gì lạ khi tía tô lại được tận dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Theo Đông y, vị thuốc này thường có mặt trong các bài thuốc giải cảm, phong hàn, giảm sốt vì có tác dụng kích thích cơ thể ra mồ hôi.
Được biết, có đến 40% lượng dầu béo trong lá tía tô. Lượng dầu này có tác dụng chữa bệnh hoặc làm nguyên liệu trong chế biến thức ăn rất tốt.
Hướng dẫn dùng tía tô chữa bệnh gút
Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh gút, hãy dự trữ sẵn trong nhà loại rau tía tô hoặc trồng ngay trên sân thượng, vườn nhà mình vài gốc cây thuốc này khi cần dùng đến bạn nhé.
Khi có cảm giác các cơn đau do gút chuẩn bị đến, bạn hãy nhanh chóng lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi nấu thật kỹ, tương tự như khi bạn sắc thuốc. Nước thu được uống liền lập tức, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả trong vòng 30 phút và các cơn đau không còn “hành hạ” ngay sau đó.
Ngoài ra, nếu bạn không muốn các cơn đau tiếp tục diễn tiến trong tương lai, hãy thường xuyên sử dụng tía tô trong các bữa ăn hằng ngày. Nên ăn sống để loại rau này phát huy hết công dụng phòng bệnh gút.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện theo hướng dẫn này vì bài thuốc không hề gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Ngược lại, lá tía tô phát huy công dụng mau chóng khi bạn vừa áp dụng.
Hãy kiên trì thực hiện trong vài tháng, tía tô sẽ giúp bạn ngăn ngừa triệt để các triệu chứng của gút gây ra. Chúc bạn sống vui khỏe.
Người bị bệnh gout nên ăn hoa quả gì?
Người bệnh gout nên ăn những loại hoa quả như dưa hấu, dưa leo, nho, dưa, lê… Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh gout. Người bệnh nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm không hoặc ít có nhân purine.
Dưới đây là một số loại hoa quả tốt cho người bệnh gout:
Dưa hấu
Tính lạnh, vị ngọt của dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính. Người bị bệnh gout nên ăn dưa hấu, nhất là trong giai đoạn cấp tính.
Dứa
Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng nếu đang bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Dưa leo
Dưa leo có kiềm tính, lại chứa nhiều nước (90% là nước), mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết lượng acid uric qua đường tiết niệu ở người bệnh gout.
Lê, táo
Lê, táo là loại quả kiềm tính, mát, vị ngọt, rất tốt trong việc điều trị gout. Trong thành phần hai loại trái cây này có chứa nhiều nước, muối, kali, không có nhân purin.
Nho
Là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố, ngọt, không có nhân purin, nho sẽ giúp người bị bệnh gout giảm đau hiệu quả.
Dâu tây
Do có chứa nhiều vitamin C so với các trái cây khác nên dâu tây giúp làm giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, dâu tây cũng có chứa chất quecritin giúp làm giảm sưng, đặc biệt tốt khi dùng cùng với khóm.
Blueberry (việt quất)
Quả Blueberry hay còn gọi là quả việt quất là thứ trái cây tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người bị gút. Blueberry có hoạt tính kháng viêm là do có hoạt chất được gọi là anthocyanin. Nó còn có hoạt tính làm giảm acid uric máu.
Không chỉ giúp ích trong gút, anthocyanin còn có hoạt tính chống oxy hóa có lợi ích cho sức khỏe tim mạch, phòng ngừa ung thư.
Bưởi
Bưởi là một loại quả có rất nhiều kali, một chất quan trọng trong việc điều trị gút. Kali cũng giúp thận thải tinh thể urate qua nước tiểu. Bên cạnh đó, bưởi cũng có nhiều vitamin C giúp làm giảm tình trạng viêm.
Lưu ý: Người bị gout không nên ăn uống nước ép loại hoa quả chua như: chanh, cam, khế… Vì môi trường acit trong các loại quả đó dễ dung nạp làm cho cơ thể lắng đọng acit uric, bệnh gout dễ tái phát.
Người bệnh gout nên chú ý kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc purin như hải sản, các loại thịt đỏ (thịt trâu, bò, ngựa, dê), phủ tạng động vật (lưỡi, lòng, tim, gan, thận), trứng gia cầm,… Không nên uống rượu, bia, cà phê, chè… trong quá trình chữa bệnh.
Đặc biệt, người mắc bện gout nên uống nhiều nước mỗi ngày (2,5 đến 4 lít nước/ngày).
Nguồn : Vinmec