0914691003

dược sĩ tư vấn miễn phí

giao hàng miễn phí

sản phẩm chính hãng

mang lại giải pháp sức khoẻ và làm đẹp từ thiên nhiên

Viêm loét dạ dày khi mang thai và những điều cần lưu ý

Viêm loét dạ dày khi mang thai thường xảy ra do thói quen ăn uống không phù hợp, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh, tăng áp lực ổ bụng do tử cung giãn nở,… Thai phụ là đối tượng đặc biệt và dễ gặp phải rủi ro khi dùng thuốc. Vì vậy điều trị ưu tiên là thay đổi chế độ dinh dưỡng, thiết lập lối sống lành mạnh và tận dụng thảo dược tự nhiên.

Dạ dày Thảo mộc Trần Kim Huyền

Viêm loét dạ dày tá tràng thường xảy ra trong thời gian mang thai
Viêm loét dạ dày khi mang thai & Dấu hiệu nhận biết

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày hình thành các ổ viêm loét do dịch vị tăng tiết quá mức và xâm lấn vào các mô. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Thực tế, mang thai là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về tâm sinh lý nên dễ bùng phát nhiều vấn đề sức khỏe như mề đay mẩn ngứa, táo bón, bệnh trĩ và viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày khi mang thai dễ bị nhầm lẫn với chứng ốm nghén. Tuy nhiên ốm nghén thường chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và có thể tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Ngược lại, viêm loét dạ dày tiến triển nghiêm trọng dần theo thời gian nếu không được xử lý và điều trị kịp thời.

Dạ dày Thảo mộc Trần Kim Huyền

Viêm loét dạ dày thường gây đau thượng vị, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn và nôn mửa

Các dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày khi mang thai, bao gồm:

  • Có cảm giác đau và nóng rát ở vùng thượng vị, đặc biệt là sau khi ăn no hoặc khi bụng quá đói
  • Thường xuyên buồn nôn, nôn mửa và khó chịu
  • Ợ hơi, ợ nóng
  • Cổ họng đắng, khó chịu
  • Ăn uống kém
  • Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng

Các triệu chứng này kéo dài có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ và uể oải. Nếu để kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở bà bầu

Thông thường, viêm loét dạ dày chủ yếu xảy ra do lạm dụng thuốc chống viêm, nhiễm vi khuẩn Hp, ăn uống không điều độ,… Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, bệnh lý này còn có thể khởi phát do tăng áp lực ổ bụng và ảnh hưởng của hormone thai kỳ.

Các nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày ở thai phụ, bao gồm:

1. Rối loạn nội tiết tố

Khi mang thai, hormone progesterone và prolactin có xu hướng tăng lên đột ngột. Các thay đổi đột ngột này khiến nội tiết tố bị rối loạn và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiêu hóa.

Theo các chuyên gia, mất cân bằng nội tiết tố có thể gây rối loạn hạ não – thượng thận. Tình trạng này khiến các mạch máu ở niêm mạc dạ dày bị co lại, kích thích hoạt động co bóp và bài tiết axit quá mức.

Dạ dày Thảo mộc Trần Kim Huyền

Sự thay đổi đột ngột của hormone chính là nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc dạ dày

Ngoài ra, rối loạn hạ não – thượng thận còn kích thích sản sinh ACTH và tăng nồng độ cortisone được bài tiết. Cortisone gây ức chế sản xuất dịch nhầy (cơ quan bao phủ niêm mạc dạ dày) dẫn đến tình trạng axit ăn mòn và xâm lấn niêm mạc.

2. Tăng áp lực ổ bụng do tử cung giãn nở

Khi mang thai, tử cung có xu hướng giãn nở rộng nhằm tạo đủ không gian để thai nhi phát triển. Tuy nhiên hoạt động này có thể khiến áp lực ổ bụng tăng và gây chèn ép lên dạ dày – thực quản. Vì vậy ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường bị đau dạ dày và trào ngược thực quản do dạ dày co bóp bất thường và tăng tiết dịch vị quá mức.

3. Do chế độ ăn uống không phù hợp

Nhiều thai phụ có thói quen tăng số lượng thực phẩm trong bữa ăn và ưu tiên dùng các món ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm cải thiện thể trạng và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, ăn uống quá mức có thể làm tăng áp lực lên dạ dày khiến cơ quan này bài tiết nhiều dịch vị gây tổn thương và viêm loét niêm mạc.

Ngoài ra, sở thích dùng các loại trái cây có vị chua (cóc, xoài, ổi,…) trong thời gian mang thai cũng có thể là yếu tố gây loét niêm mạc dạ dày.

4. Căng thẳng, lo âu quá mức

Mang thai là giai đoạn quan trọng đối với phụ nữ. Vì vậy không ít thai phụ có tâm lý căng thẳng và lo âu quá mức trong thời gian đầu thai kỳ.

Các yếu tố tâm lý có thể gây rối loạn hệ thần kinh não – ruột và làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến cơ quan tiêu hóa. Các tác động này kích thích dạ dày co bóp bất thường, bài tiết quá nhiều axit và có nguy cơ viêm loét cao.

5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, viêm loét dạ dày khi mang thai còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như:

Dạ dày Thảo mộc Trần Kim Huyền

Hít khói thuốc thụ động cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở mẹ bầu
  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp có thể xâm nhập vào dạ dày trước khi mang thai nhưng không phát sinh triệu chứng. Tuy nhiên trong thời gian thai kỳ, các thay đổi về tâm sinh lý ở thai phụ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây ra các ổ viêm loét.
  • Hít khói thuốc lá thụ động: Hít khói thuốc lá thụ động cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Nicotin, asen và chì trong khói thuốc có khả năng gây tổn thương niêm mạc, kích thích thành dạ dày tăng tiết axit và co bóp quá mức. Ngoài ra, hít khói thuốc thụ động còn ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Viêm loét dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng, làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt.

Ngoài ra, viêm loét dạ dày kéo dài còn khiến mẹ bầu sụt cân, ăn uống kém, suy nhược, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu không kiểm soát triệu chứng và tiến triển của ổ viêm loét, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Trẻ sinh non, nhẹ cân: Mẹ bầu có thể trạng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy nếu viêm loét dạ dày không được kiểm soát, trẻ có thể bị sinh non, sinh ra nhẹ cân và ốm yếu.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Ổ viêm loét ở niêm mạc có thể tiến triển sâu gây ăn mòn thành dạ dày, dẫn đến vỡ tĩnh mạch và chảy máu. Đây là biến chứng có mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Có thể thấy, viêm loét dạ dày khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Cách điều trị viêm loét dạ dày ở bà bầu

Thông thường, viêm loét dạ dày được điều trị bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, dùng thuốc có thể gây ra nhiều rủi ro và biến chứng tiềm ẩn.

Vì vậy điều trị ưu tiên đối với nhóm đối tượng này là thay đổi lối sống và tận dụng thảo dược nhằm kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển của ổ viêm loét. Tuy nhiên đối với các trường hợp viêm loét nặng và có nguy cơ xuất huyết cao, bác sĩ sẽ cân nhắc về rủi ro và lợi ích nhằm chỉ định loại thuốc phù hợp.

1. Thay đối thói quen ăn uống

Mặc dù không thể điều trị bệnh hoàn toàn nhưng điều chỉnh chế độ ăn có thể kiểm soát tiến triển của ổ viêm loét, giảm hoạt động co thắt của dạ dày và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng khoa học còn thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Ăn uống khoa học giúp kiểm soát cơn đau thượng vị và hạn chế kích thích lên ổ viêm loét

Chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát viêm loét dạ dày khi mang thai:

  • Mẹ bầu nên thay đổi thói quen ăn uống quá mức. Thay vào đó nên xác định giai đoạn phát triển của thai nhi, tập trung bổ sung các thực phẩm cần thiết và cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Tránh dùng một số loại thực phẩm và đồ uống gây kích thích ổ loét như rượu bia, trà đặc, nước ngọt có gas, cà phê, thức ăn chứa nhiều axit, dầu mỡ, gia vị cay nóng và các nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao.
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, hạn chế vận động/ nằm sau khi ăn, ăn chín uống sôi và chia nhỏ khẩu phần ăn nhằm đảm bảo hoạt động tiêu hóa, tránh kích thích ổ viêm loét và hạn chế hoạt động co thắt quá mức của dạ dày.
  • Ưu tiên dùng các món ăn dạng hầm, nấu cháo, canh hoặc súp nhằm giúp dạ dày dễ tiêu hóa, giảm đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn và đau vùng thượng vị.
  • Có thể bổ sung các loại thực phẩm có khả năng trung hòa dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày như rau xanh, các loại củ, ngũ cốc, thực phẩm giàu chất béo lành mạnh,…
2. Tận dụng thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược tự nhiên là phương pháp điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai tương đối an toàn và hiệu quả. Dược tính từ các thảo dược này giúp ức chế vi khuẩn có hại, tái tạo mô niêm mạc bị tổn thương và trung hòa dịch vị dạ dày. Hơn nữa, hầu hết các thảo dược tự nhiên đều không ảnh hưởng đến sức khỏe hay gây dị tật thai nhi.

Các loại thảo dược tự nhiên được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai, bao gồm:

– Chữa viêm loét dạ dày ở bà bầu với nghệ và mật ong:

Nghệ và mật ong là công thức điều trị viêm loét dạ dày phổ biến. Hoạt chất curcumin và beta-carotene trong nghệ có tác dụng chống oxy hóa mạnh, kháng viêm và thúc đẩy tốc độ làm lành ổ viêm loét. Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng kháng khuẩn và giảm đau.

Bên cạnh đó, vị ngọt, thanh từ mật ong có thể làm giảm dịu cảm giác đắng miệng, khó chịu và cải thiện tình trạng ăn uống kém. Hơn nữa, nguyên liệu này còn có khả năng giảm nồng độ axit trong dịch vị và làm chậm quá trình xâm lấn niêm mạc.

Dạ dày Thảo mộc Trần Kim Huyền

Mẹ bầu có thể dùng nghệ và mật ong để cải thiện và tái tạo ổ viêm loét ở thành dạ dày

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng 2 thìa bột nghệ trộn với 3 thìa mật ong nguyên chất
  • Sau đó dùng ăn trực tiếp 1 lần/ ngày (sáng sớm)
  • Hoặc có thể bổ sung nghệ vào chế độ dinh dưỡng, dùng trà nghệ, sữa nghệ,… nhằm cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Dùng quá nhiều nghệ có thể gây co bóp tử cung, tiêu chảy và buồn nôn. Vì vậy, thai phụ nên tham vấn y khoa để được cân chỉnh liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe.

– Dùng nha đam chữa loét dạ dày cho mẹ bầu:

Với hàm lượng nước dồi dào, nha đam có khả năng trung hòa axit dạ dày, giảm cơn đau thượng vị, nóng rát, hạn chế buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, axit amin, vitamin và polyphenol trong thảo dược này còn giúp làm dịu ổ viêm loét, tái tạo niêm mạc và hỗ trợ ức chế các vi khuẩn gây hại.

Cách dùng nha đam chữa loét dạ dày cho mẹ bầu:

  • Rửa sạch 1 lá nha đam tươi, cắt bỏ vỏ và rửa sạch mủ
  • Cắt phần thịt nha đam thành hình hạt lựu
  • Đun sôi nước, thả 1 ít đường phèn vào rồi cho nha đam vào nấu chín
  • Dùng uống hằng ngày giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày cho mẹ bầu

– Sử dụng trà bạc hà trị viêm loét dạ dày khi mang thai:

Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, tinh dầu từ lá bạc hà có khả năng điều hòa nhu động ruột và cải thiện tình trạng co bóp quá mức ở dạ dày. Vì vậy, uống 1 tách trà bạc hà ấm có thể giảm nhanh cơn đau thượng vị và cảm giác khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra. Bên cạnh đó, trà bạc hà còn cải thiện triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và giảm tình trạng đắng miệng ở bà bầu.

Dạ dày Thảo mộc Trần Kim Huyền

Uống trà bạc hà giúp làm dịu cơn đau thượng vị, giảm buồn nôn và cảm giác khó chịu

Hướng dẫn pha trà bạc hà điều trị viêm loét dạ dày:

  • Rửa sạch 1 ít lá bạc hà tươi, để ráo nước
  • Sau đó vò xát nhẹ và cho vào tách
  • Đổ khoảng 200ml nước ấm vào hãm trong khoảng 5 phút
  • Sau đó uống trà khi còn ấm

Mẹ bầu có thể dùng trà bạc hà vào sáng sớm để giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu hoặc có thể dùng khi cơn đau phát sinh.

Hỏi đáp: Quá trình nội soi ruột có đau không?

3. Sử dụng thuốc khi cần thiết

Phụ nữ mang thai không được tùy tiện dùng thuốc giảm đau dạ dày khi chưa tham vấn y khoa. Tự ý sử dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, tăng nguy cơ dị tật thai nhi và sinh non. Trong trường hợp viêm loét dạ dày gây ra các triệu chứng nặng nề và không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Dạ dày Thảo mộc Trần Kim Huyền

Phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày được cân nhắc sử dụng cho phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit (Sodium bicarbonate, muối calcium, muối nhôm, Magnesium hydroxide,…)
  • Thuốc ức chế bơm proton (Esomeprazole, Omeprazole,…)

Tuy nhiên các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết. Hơn nữa để đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi, bác sĩ thường chỉ định liều thấp nhất có cải thiện và chỉ yêu cầu dùng thuốc trong một thời gian ngắn.

Một số lưu ý khi điều trị viêm loét dạ dày ở mẹ bầu

Viêm loét dạ dày là bệnh lý khá phổ biến và có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên nếu xảy ra ở phụ nữ mang thai, mục tiêu chính của việc điều trị là trì hoãn tiến triển của ổ viêm, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Sau khi sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị y tế để tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn Hp và phục hồi ổ loét ở niêm mạc.

Dạ dày Thảo mộc Trần Kim Huyền

Bên cạnh chế độ ăn uống, cần sinh hoạt và luyện tập điều độ để kiểm soát tiến triển của bệnh

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng đặc biệt nên khi điều trị viêm loét dạ dày, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

  • Nên xây dựng lối sống lành mạnh và khoa học để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của ổ viêm loét. Trong trường hợp căng thẳng kéo dài, mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và định hướng liệu pháp điều trị kịp thời.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm kiểm soát triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào (kể cả TPCN) khi chưa tham vấn y khoa.
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng viên uống chứa Omega 3, viên nghệ,… nhằm kiểm soát tiến triển của bệnh và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Ngoài ra, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng công việc và chủ động chia sẻ với bạn đời các vấn đề đang lo lắng. Tâm lý thoải mái không chỉ tốt cho hoạt động của dạ dày mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe thai nhi.
  • Trong trường hợp người thân trong gia đình có thói quen hút thuốc lá, cần góp ý thay đổi thói quen để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi và tác động xấu đến tiến triển của bệnh.
  • Sau 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga để cải thiện sức khỏe và tăng độ dẻo dai của xương chậu. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp ổn định hoạt động sản xuất axit của dạ dày và điều hòa nhu động ruột.
  • Trong trường hợp mẹ bầu nhiễm vi khuẩn Hp, nên ăn uống riêng và tránh tiếp xúc thân mật với người thân trong gia đình để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Viêm loét dạ dày khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy ngay khi phát sinh các triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bài viết có tham khảo tài liệu của Medlatec

Bài viết liên quan

Mật Ong Ruồi Rừng DakLak

Thứ Ba, 13/10/2020
Mật Ong Ruồi Rừng được ong thợ tạo ra bằng cách thu thập phấn hoa từ các nguồn hoa dại trong rừng. Tác dụng của mật Ong Ruồi Rừng rất phong phú do nó có hàm lượng chất dinh dưỡng...

Hạt Tiêu Đen DakLak

Thứ Ba, 13/10/2020
Hạt tiêu vừa là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mọi nhà, vừa là thức quà gần gũi cho người thân và bằng hữu. Có lẻ không cần phải nói thêm nhiều về loại tiêu đen có...

Ớt Xiêm Rừng DakLak

Thứ Ba, 13/10/2020
Ớt Xiêm hay còn gọi là ớt Mọi, thường mọc hoang dại trên các nương rẫy ở chỗ mình. Đây là loại ớt tuy có kích thước trái khá nhỏ nhưng mùi vị cay nồng, ( không gắt như các...

Cây mật nhân

Thứ Bảy, 25/07/2020
Cây mật nhân còn được biết đến với tên gọi cây bá bệnh. Đây là một loại cây được dân gian sử dụng khá nhiều trong nhiều bệnh lý khác nhau nên còn được gọi là cây bách bệnh. Mỗi...

Lá và hoa đu đủ đực

Thứ Bảy, 25/07/2020
Đu đủ vốn là loại cây quen thuộc với đời sống của người Việt Nam chúng ta. Ngoài việc là một loại trái cây vị thanh ngọt, thơm ngon, bổ dưỡng mà phần và lá hoa của cây đu đủ...

Thục quỳ

Chủ Nhật, 12/07/2020
Thục quỳ thường được trồng nhiều ở công viên, sân nhà,… với mục đích tô điểm cho không gian trở nên tươi đẹp, đồng thời làm tươi mát không khí. Bên cạnh đó, cây cũng được dùng làm thuốc, giúp...

Chuối hột rừng

Chủ Nhật, 12/07/2020
Chuối hột rừng vốn không xa lạ ở các tỉnh miền núi bởi là một loại cây dễ trồng. Đây cũng là một loại thực vật rất có giá trị về mặt dược liệu, mang đến tác dụng kích thích...

Nấm Ngọc Cẩu

Chủ Nhật, 05/07/2020
Theo Đông y, củ gió đất có tác dụng bổ máu và tráng thận. Do đó, dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh xuất tinh sớm, rối loạn cương dương hoặc đau lưng, mỏi gối...

Nấm lim xanh

Thứ Hai, 22/06/2020
Nấm lim xanh là một loại dược liệu quý hiếm, có nguồn gốc từ tự nhiên. Loại nấm này được mọc ra từ thân cây Lim mục đã chết. Nấm lim xanh có rất nhiều công dụng đối với sức...

Nhân sâm

Thứ Hai, 22/06/2020
Nhân sâm là dược liệu rất quý hiếm. Với tác dụng đại bổ ích nguyên khí, nhân sâm được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như suy nhược, mệt mỏi, thiếu máu, hen phế quản, tiểu đường, hen...
dan-sam

Đan sâm

Chủ Nhật, 21/06/2020
Đan sâm là bộ phận rễ được phơi khô của một loại cây cùng tên dùng để làm thuốc Đông y. Đan sâm còn được gọi cách khác là Tử đan sâm, Huyết căn, Xích sâm có vị đắng, hơi...
Nhục thung dung

Nhục thung dung

Chủ Nhật, 21/06/2020
Nhục thung dung là vị thuốc có nguồn gốc lâu đời, được biết đến với tác dụng nổi bật là hỗ trợ đời sống tình dục (bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực), chữa hiếm muộn, vô sinh, tăng...
Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo

Chủ Nhật, 21/06/2020
Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) vốn được coi là một loại thảo dược quý hiếm vì có tác dụng cực tốt cho sức khỏe. Theo quan niệm của Đông y loại thải dược này được dùng để bồi bổ cơ...
Đinh lăng nếp

Đinh lăng nếp

Chủ Nhật, 21/06/2020
Đinh lăng nếp là một vị thuốc quý chữa bệnh được lưu truyền từ xưa đến nay. Thảo dược này mang đến nhiều công dụng với sức khỏe như  giúp an thần, bổ trợ giấc ngủ, giảm đau nhức xương...

Giảo cổ lam

Chủ Nhật, 21/06/2020
Giảo cổ lam có tác dụng chống ung thư, ngăn ngừa lão hóa, giúp ăn ngủ tốt, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm béo, giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện làn da… Nắm rõ các thông tin về loại...

Sâm xuyên đá

Chủ Nhật, 21/06/2020
Sâm xuyên đá có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp và tiểu đường. Bên cạnh đó, dược liệu còn giúp tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới và ngăn ngừa bệnh ung thư. 1....
SÌN SÚ TÂY NGUYÊN

Đắk Lắk – Bật mí những địa điểm phượt kỳ ảo không thể bỏ qua

Thứ Hai, 08/06/2020
Nổi tiếng với nền văn hóa cồng chiêng đặc sắc, cùng với đó là khung cảnh núi non trùng điệp, thơ mộng, Đắk Lắk trở thành địa điểm du lịch tuyệt vời thu hút du khách gần xa. Để giúp...
núi rừng Tây Nguyên

Thơm ngon men rượu ghè của vùng núi rừng Tây Nguyên

Chủ Nhật, 07/06/2020
Nếu có dịp du hí tại Kon Tum, được dịp tìm hiểu nền ẩm thực của vùng núi rừng này thì hãy nhớ đừng bỏ qua đặc sản rượu ghè. Đây chính là một thức uống đặc sản của đồng...
SÌN SÚ TÂY NGUYÊN

Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý vùng Tây Nguyên

Thứ Ba, 26/05/2020
Tây Nguyên lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu đa dạng, với một hệ thực vật rừng phong phú, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc như: Ngũ vị tử, Sơn tra, Đương quy, Bạch Truật, Đỗ trọng,...
SÌN SÚ TÂY NGUYÊN

Phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc và tri thức bản địa khu vực Tây Nguyên

Thứ Ba, 26/05/2020
Thông qua thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho mô hình quản lý tổng hợp hệ sinh thái núi Nam Trường Sơn nhằm bảo tồn và khai thác bền vững” .Tây Nguyên có 4782...
Sìn Sú Tây Nguyên

Thực hư rượu ngâm con bổ củi bổ thận tráng dương

Thứ Năm, 21/05/2020
Bổ củi là loài nào ? Bổ củi hay còn gọi là con Giã Gạo là bọ cánh cứng, có phần ngực khớp với phần bụng, đầu ngóc lên hạ xuống trông như bổ củi. Riêng về "nhà" của bổ...
sin su tây nguyên

Bổ thận tráng dương coi chừng liệt dương

Thứ Năm, 14/05/2020
Nhiều người tìm đến các bài thuốc bổ thận tráng dương với mong muốn trở nên mạnh mẽ và bền bỉ hơn trong chuyện chăn gối. Tuy nhiên, việc sử dụng một cách vô tội vạ và lạm dụng nó...

Viêm xoang mạn tính

Thứ Ba, 07/05/2019
Tìm hiểu viêm xoang mạn tính Viêm xoang mạn tính là một bệnh lý thường gặp khi các khoảng trống trong mũi (xoang) bị viêm và sưng lên ít nhất 12 tuần cho dù bạn có điều trị hay không....

Mẹo nâng vật nặng đúng cách tránh tổn thương cột sống

Thứ Sáu, 26/04/2019
Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây chấn thương cột sống, thoái hóa cột sống là do khuân vác, bê vật nặng không đúng cách, làm việc quá sức…Một vài mẹo nâng vật nặng đúng cách tránh tổn thương cột...

Tuyệt chiêu cả 2 cùng lên đỉnh: Lưu ý khi “yêu” theo cách này

Thứ Sáu, 08/05/2020
Thay đổi địa điểm "yêu" là cách tuyệt vời để hai bạn làm mới chuyện phòng the. Tuy nhiên, với mỗi địa điểm "yêu" khác nhau sẽ có những đặc thù riêng mà bạn cần lưu ý. 1. Yêu trong...