Nội soi ruột có đau không là thắc mắc của khá nhiều độc giả gửi về cho MEDLATEC trong thời gian gần đây. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật thăm khám này, đồng thời giải đáp băn khoăn về cảm giác trong quá trình thực hiện, chúng tôi xin được chia sẻ bài viết sau.
1. Nội soi ruột là phương pháp như thế nào?
Trước khi trả lời câu hỏi “nội soi ruột có đau không”, cùng MEDLATEC tìm hiểu các thông tin về phương pháp nội soi này trước nhé!
Nội soi ruột là kỹ thuật thăm khám xâm lấn tại các vị trí khác nhau của đường ruột (phổ biến nhất là với ruột già) bằng một ống nội soi mềm có kích thước khoảng 1,2-1,35cm. Một đầu nội soi được gắn camera ghi hình và đèn chiếu sáng và kênh sinh thiết dùng cho nội soi can thiệp ( nếu cần) . Nội soi ruột được đánh giá là phương pháp thăm khám hiện đại, giúp hỗ trợ chẩn đoán chính xác các bệnh lý, tầm soát ung thư hay phát hiện các tổn thương bất thường tại đường ruột.
Nội soi ruột gồm có:
-
Nội soi ruột non.
-
Nội soi ruột già hay còn gọi là nội soi đại tràng.
2. Khi nào người bệnh nên thực hiện nội soi ruột?
Người bệnh thuộc các trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nội soi ruột, gồm:
-
Người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu, xuất huyết dưới bất thường,…
-
Người nghi ngờ có các polyp, khối u lành tính hoặc ác tính tại đường ruột. Người bệnh cần được lấy mẫu sinh thiết đường ruột để tầm soát ung thư.
-
Bệnh nhân cần được xử lý các tổn thương tại ruột như cầm máu, cắt polyp,…
-
Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý đường ruột như viêm loét ruột, viêm ruột thừa, viêm đại tràng,…
-
Lấy các dị vật bất thường tại đường ruột.
3. Vậy nội soi ruột có đau không?
Nội soi ruột có đau không là câu hỏi được người bệnh quan tâm nhất khi chuẩn bị thực hiện. Quá trình nội soi ruột truyền thống (nội soi đại trực tràng) được tiến hành bằng việc bác sĩ đưa ống nội soi vào đường ruột thông qua hậu môn. Điều này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức và khó chịu. Khi ống nội soi di chuyển trong ruột, người bệnh tiếp tục trải qua các cảm giác căng tức, chướng đau vùng bụng.
Mức độ đau hay khó chịu khi quá trình nội soi diễn ra là khác nhau với mỗi ngưỡng chịu đựng của mỗi người bệnh. Thậm chí, đối với một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng tâm lý khi nhắc đến phương pháp nội soi này.
Để giảm các cảm giác đau đớn hay sợ hãi khi nội soi ruột, người bệnh có thể thực hiện nội soi ruột gây mê. Quá trình nội soi gây mê được tiến hành giống với nội soi truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt là người bệnh được tiến hành gây mê toàn thân trước khi đưa ống nội soi vào cơ thể. Bằng cách này, người bệnh sẽ không có cảm giác gì sau khi ống nội soi được đưa vào hậu môn hay di chuyển. Khi bệnh nhân tỉnh dậy cũng là lúc quá trình nội soi hoàn thành.
Hiện nay, với sự phát triển của y học, nội soi ruột bằng viên nang đã được ứng dụng. Thay vì phải đưa ống nội soi vào đường ruột, người bệnh chỉ cần nuốt một viên nang có gắn camera ghi hình vào bụng. Các hình ảnh nội soi được ghi nhận lại trong suốt quá trình di chuyển của viên nang. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là hình ảnh tại một số vị trí khuất không thu nhận được, chi phí của phương pháp cũng khá cao.
Các thuốc đau dạ dày cho phụ nữ mang thai và lưu ý
Ngoài sự ảnh hưởng của phương pháp thực hiện, nội soi ruột có đau không còn phụ thuộc vào thiết bị nội soi, kỹ thuật của người thực hiện và sự hợp tác của người bệnh.
Thông thường, nội soi bằng ống mềm là có tính ưu việt và hạn chế gây tổn thương tới niêm mạc đường ruột hơn ống cứng. Với bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, người bệnh đồng ý hợp tác thăm khám thì quá trình nội soi là nhanh chóng và ít gây ra các biến chứng.
4. Nội soi ruột có nguy hiểm và gây ra biến chứng hay không?
Nội soi ruột là phương pháp thăm khám an toàn và rất ít khi xảy ra các biến chứng tới cơ thể, với tỷ lệ là 0.1 – 0.5% nếu bệnh nhân không có các chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách, hoặc kỹ thuật thăm khám không đạt chuẩn, người bệnh có thể gặp phải các tai biến như:
-
Chảy máu vùng sinh thiết hoặc vùng cắt polyp. Thường xảy ra khi bác sĩ thực hiện không thực hiện cầm máu an toàn cho vùng niêm mạc ruột bị xâm lấn.
-
Dị ứng thuốc mê hoặc thuốc cầm máu. Để tránh gặp tình trạng này thì trước khi nội soi người bệnh cần báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như tiểu sử dị ứng thuốc của bản thân.
-
Thủng ruột. Có thể xảy ra nếu bệnh nhân không hợp tác hoặc kỹ thuật của người thực hiện không đạt chuyên môn.
-
Xuất huyết liên tục vùng tiêu hóa dưới, sốt, lạnh run người, cơ thể mệt mỏi, không có sức.
Các tai biến nói trên có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí là gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, sau khi nội soi kết thúc, người bệnh nên ở tại bệnh viện từ 1 – 2 giờ để nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sức khỏe hoặc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và xử trí sớm.
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm, bệnh viện cung cấp các dịch vụ thăm khám, nội soi ruột khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân, khi có ý định thực hiện nội soi dạ dày, đại trực tràng người bệnh nên lựa chọn địa chỉ uy tín với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại.
Hy vọng, với những thông tin được chia sẻ, bạn đọc có thể đưa ra giải đáp cho thắc mắc “nội soi ruột có đau không”. Nếu thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường ruột, thay vì chủ quan, bạn nên thực hiện thăm khám nhanh chóng nhất có thể. Điều này giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý bạn gặp phải. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra đối với sức khỏe.
Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc về sức khỏe, vui lòng liên hệ với MEDLATEC thông qua đường dây nóng 1900.56.56.56.
Bài viết có tham khảo tài liệu của Medlatec