Nội soi sinh thiết dạ dày là kỹ thuật xét nghiệm y khoa nhằm mục đích lấy mẫu tế bào hoặc mô trong dạ dày để làm mô bệnh học định danh giải phẫu bệnh. Đây là một thủ thuật có ý nghĩa quan trọng trong tầm soát ung thư dạ dày cũng như chẩn đoán bản chất tổn thương. Nếu bạn quan tâm đến kỹ thuật chẩn đoán này thì hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết nhé.
1. Nội soi sinh thiết dạ dày là gì?
Nội soi sinh thiết dạ dày là kỹ thuật kết hợp giữa nội soi và sinh thiết để kiểm tra các tổn thương bên trong dạ dày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm trong dạ dày để làm giải phẫu bệnh lý. Ống nội soi có gắn hệ thống đề chiếu sáng, camera và kênh sinh thiết sẽ được đưa qua miệng, xuống thực quản rồi đến dạ dày, hành tá tràng và tá tràng. Nhờ có kỹ thuật nội soi sinh thiết dạ dày – tá tràng giúp các bác sĩ sẽ xác định vị trí chuẩn xác cần lấy mẫu và kích thước mẫu theo yêu cầu của giải phẫu bệnh lý.
Xét nghiệm mô bệnh học: Mẫu bệnh phẩm sau khi đã được lấy ra sẽ nhanh chóng được đưa đến phòng giải phẫu bệnh để tiến hành phân tích, kiểm tra. Qua kính hiển vi, bác sĩ có thể quan sát được các tổn thương hoặc dấu hiệu của các tế bào phát triển bất thường thông qua làm tiêu bản mẫu bệnh phẩm. Đây là phương pháp duy nhất để xác định ung thư dạ dày.
Nuôi cấy mô bào: Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của bệnh lý mà mô sau khi được lấy ra qua quá trình nội soi sinh thiết sẽ được tiến hành nuôi cấy định danh vi khuẩn Hp để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn như:
-
Kháng sinh đồ để kiểm tra độ mức độ mẫn cảm của vi khuẩn H. pylori (Hp) trong dạ dày với kháng sinh.
-
Giải mã gen và xác định độc tính của chủng Hp bị nhiễm.
Mẫu bệnh phẩm ngay sau khi được lấy ra sẽ đưa vào môi trường phù hợp và gửi lên phòng xét nghiệm sớm để nuôi cấy trong một môi trường đặc biệt, nếu có chủng vi khuẩn Hp chúng sẽ nhanh chóng nhân lên qua đó để thực hiện các xét nghiệm khác,…
2. Quá trình nội soi sinh thiết dạ dày có phức tạp không?
Kỹ thuật nội soi sinh thiết dạ dày là được thực hiện khá đơn giản và có độ an toàn cao nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Đầu tiên bệnh nhân sẽ được gây mê hoặc xịt thuốc tê vào khoang miệng để giảm cảm giác đau và phản xạ nôn khi đưa ống dẫn qua miệng.
-
Sau đó gắn dụng cụ bảo vệ răng rồi từ từ đưa ống nội soi xuống thực quản, đến đoạn dạ dày – tá tràng.
-
Bác sĩ thực hiện sẽ tiến hành di chuyển ống nội soi ra xung quanh để quan sát các tổn thương và xác định vị trí tổn thương cần tiến hành sinh thiết để lấy mẫu mô dạ dày. Mẫu mô sẽ được đưa ngay vào môi trường phù hợp sau khi được lấy ra từ kênh sinh thiết.
-
Kết thúc quá trình nội soi sinh thiết mẫu bệnh phẩm đã lấy được nhanh chóng được đưa đến phòng thí nghiệm hoặc phòng nuôi cấy. Thông thường, sau khoảng từ 5- 15 ngày sẽ có kết quả.
Ngoài ra, để giảm cảm giác đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, các bác sĩ có thể tiến hành nội soi dạ dày thông qua đường mũi.
Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì? Thực đơn tốt nhất
3. Cần lưu ý gì trước và sau khi nội soi sinh thiết dạ dày?
Trước khi thực hiện nội soi, bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế dặn dò một số điều như sau:
-
Nhịn ăn tối thiểu trong vòng 6 tiếng để đảm bảo không có thức ăn còn chưa trong dạ dày, không uống nước trước khi nội soi 2 tiếng vì nước có thể gây cản trở khi nội soi và khó quan sát các tổn thương.
-
Ngưng sử dụng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc chống đông máu (nếu có). Thời gian ngưng uống phụ thuộc vào từng loại thuốc.
Nếu lỡ ăn uống bất cứ thì gì trong khoảng thời gian quy định thì bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ. Căn cứ vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể sẽ dời lịch nội soi sinh thiết dạ dày nếu cần để đảm bảo quá trình nội soi an toàn và kết quả thu được chính xác nhất.
Trước khi thực hiện nội soi bạn cũng sẽ được hỏi kỹ càng về tiền sử các bệnh như tim mạch, hen suyễn, suy hô hấp, rối loạn đông máu, tăng huyết áp,… Bạn cần phải trả lời thành thật các câu hỏi để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Một số việc bạn cũng cần lưu ý sau khi nội soi sinh thiết dạ dày:
-
Sau khi nội soi trong vòng 1 tiếng, bạn không nên ăn uống bất cứ thứ gì.
-
Trường hợp nếu bạn nội soi bằng phương pháp gây mê thì cần tránh đi lại sau nội soi 30 phút để tránh các tác dụng của thuốc hoặc tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ gây mê.
-
Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau nội soi, tránh vận động quá mạnh có thể làm chảy máu vị trí sinh thiết. Tốt nhất tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của các bác sĩ sau nội soi sinh thiết.
Sau vài ngày, cảm giác đau rát cổ họng sẽ nhanh chóng biến mất, bệnh nhân có thể hồi phục, trở lại trạng thái bình thường.
4. Sau khi nội soi sinh thiết dạ dày có để lại biến chứng không?
Nội soi sinh thiết dạ dày là một kỹ thuật không quá khó và được thực hiện phổ biến tại nhiều phòng khám, bệnh viện nên khả năng để lại biến chứng sau sau nội soi là không đáng kể. Trong trường hợp có để lại biến chứng, bệnh nhân có thể bị thủng dạ dày – tá tràng hoặc chảy máu tại vị trí lấy mẫu.
Một số ít trường hợp để lại biến chứng do tác dụng của thuốc mê như:
-
Hạ huyết áp.
-
Khó thở, thở nhanh, gấp.
-
Rối loạn nhịp tim.
-
Đổ mồ hôi nhiều.
-
Co thắt thanh quản.
-
Đau rát vùng cổ họng, thanh quản.
Sau khi nội soi, bệnh nhân cần phải chú ý, nếu như có bất kỳ biểu hiện nào cần phải nhanh chóng báo ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để có biện pháp xử lý kịp thời. Do đó mà sau nội soi sinh thiết, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về kỹ thuật nội soi sinh thiết dạ dày. Lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn cơ sở y tế để thăm khám và thực hiện nội soi nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cũng như kết quả chẩn đoán.
Bài viết có tham khảo tài liệu của Medlatec