Đau vai gáy tê tay là một dấu hiệu hay xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy khiến người bệnh bị đau mỏi vai gáy và tê bì chân tay, rất khó để quay đầu, cơn đau lan dần xuống dưới cánh tay và những ngón tay gây ra triệu chứng tê nhức khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện trong vài phút hoặc kéo dài trong một thời gian khiến cho tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng.
Đau vai gáy tê tay là bệnh gì?
Đây là tình trạng lưu lượng máu lưu thông đến các cơ vùng vai gáy bị suy giảm, ngồi cố định một tư thế quá lâu, hoạt động quá sức khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, các cơ vùng vai gáy bị căng cứng, đau nhức kèm tê bì chân tay.
Cơn đau có thể xuất hiện bất chợt và hết sau thời gian ngắn, có thể dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài. Tuy nhiên, nếu cơn đau ngày càng kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm mà càng nặng hơn thì đây có thể là dấu hiệu quả các bệnh lý xương khớp mà bạn nên cảnh giác như thoái hóa cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm cổ…
Biểu hiện cấp tính đau mỏi vai gáy tê tay
Sau thời gian nghỉ ngơi, làm việc hoặc nhiệt độ môi trường chuyển sang lạnh thì vai gáy đột nhiên bị cứng lại đột ngột khiến cho quá trình vận động trở nên khó khăn. Cơn đau vai gáy sẽ kèm theo triệu chứng tê tay, ban đầu khiến người bệnh khó vận động những khớp cơ tại vai, cổ, gáy thoải mái. Dần dần nó lan dần xuống dưới hai tay gây ra cảm giác tê mỏi, đau nhức vô cùng khó chịu. Nhất là khi thực hiện ngẩng đầu, quay cổ ra đằng sau, cúi xuống, nằm nghiêng càng trở nên trầm trọng.
Nguyên nhân gây đau vai gáy tê bì chân tay
Tư thế & hoạt động sai tư thế
Ngủ không đúng tư thế, thường xuyên gối cao đầu, nằm sấp, nghiêng về một bên và tỳ đè lên tay, nằm hoặc ngồi tựa đầu vào vật cứng
Dân văn phòng thường xuyên ngồi làm việc trong thời gian dài, ít vận động, ngồi cố định một tư thế dễ gây căng cứng cơ, giảm lưu thông máu, gây chèn ép rễ thần kinh gây đau vai gáy
Tuổi tác
Ở độ tuổi lão hóa là nguyên nhân khiến cho các khớp xương, cột sống bị mất dần độ dẻo dai, chắc khỏe, dễ bị xơ cứng, nhiễm độc do trúng gió, thay đổi thời tiết gây ra đau mỏi vai gáy.
Thiếu máu não
Đặc biệt, tình trạng tê bì chân tay thường xuyên gặp phải đối với người bị thiếu máu não. Thường xuyên gặp phải tình trạng đau nửa đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng, mặt buồn nôn do lượng máu lưu thông lên não bị suy giảm.
Xơ vữa động mạch
Các mạch máu bị xơ vữa, thu nhỏ ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp đến các cơ tay, ngón khăn, gây ra hiện tượng đau nhức, tê bì cánh tay và ngón tay.
Người bị bệnh về cột sống
Những người có tiền sử mắc bệnh về cột sống, xương khớp vùng vai gáy như vẹo cột sống, thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ…cũng có nguy cơ gây nên bệnh đau vai gáy tê tay
Theo các chuyên gia đã nhận định, câu hỏi về đau cổ vai gáy đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm và tìm hiểu. Thực chất, nó là một bệnh lý liên quan tới cơ xương khớp mà nhiều người đang gặp phải. Nó có thể bắt gặp ở bất cứ nghề nghiệp, lứa tuổi nào, nhất là với những người giữ thói quen thường xuyên ngồi nhiều, lười vận động. Bệnh sẽ dẫn tới những cơn đau khó chịu tại gáy, vai, cơn đau sẽ lan dần xuống dưới bả vai gây ra tê mỏi toàn bộ cánh tay…
Người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chất lượng cuộc sống giảm sút, sức lao động suy giảm theo thời gian. Đặc biệt, đau mỏi cổ vai gáy là một trong những hiện tượng còn cảnh báo rất nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan tới xương khớp chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống…
Viêm nhiễm
Tình trạng này xảy ra ở trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
Cách chữa đau vai gáy tê tay đơn giản
Để điều trị đau mỏi vai gáy tê tay thì người bệnh cần phải tiến hành khám, thực hiện những xét nghiệm, chụp chiếu theo đúng với chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Có thể kết hợp một số phương pháp sau đây để việc điều trị đạt hiệu quả như:
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp sử dụng chườm lạnh, chườm nóng. Ngoài ra, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì việc điều trị còn có thể sử dụng phương pháp kích thích điện, hồng ngoại, điều chỉnh nhiệt… nhằm điều hòa các lực cơ, giảm nhanh cơn đau, kéo giãn cột sống và lưu thông máu dễ dàng hơn.
Kết hợp bài tập nhẹ nhàng
Một số những bài tập có tác dụng trong việc tăng cường sự dẻo dai của các cơ bắp, khuyến khích sự phục hồi bằng việc thực hiện những động tác từ đơn giản tới phức tạp. Ngoài ra, người bệnh còn cần phải vận động với biên độ từ nhỏ cho tới lớn để nhằm mục đích làm giảm sự căng thẳng của những cơ bắp, giúp việc giảm đau diễn ra hiệu quả hơn.
Tư thế và hoạt động hàng ngày
– Không ngủ gối cao đầu, gối vào vật cứng, ngồi sai tư thế, ngủ gục dưới bàn
– Tránh ngồi lâu 1 tư thế, thường xuyên hoạt động các cơ cổ, vai gáy và chân tay
– Tránh mang vác vật nặng quá sức, vặn cổ vai gáy mạnh đột ngột dễ làm cho cột sống bị tổn thương gây đau nặng hơn.
Thể dục
Tập các bài tập nhẹ vùng cổ, vai gáy và cánh tay, xoa bóp, tập yoga…
Bài tập 1: Bài tập xoay bả vai
Bước 1: Ngồi thẳng người, lưng và đùi tạo thành một góc 90 độ, co hai bên bả vai, cuộn hai vai ra sau theo chiều kim đồng hồ
Bước 2: Từ từ mở ngực, cổ rụt về phía sau, cổ vẫn giữ thẳng, không gặp cổ quá thấp hoặc ngước lên cao quá, hít thở đều và thư giãn 20 – 30 giây
Thực hiện mỗi động tác 5 – 10 lần
Bài tập 2 : Bài tập cổ
Bước 1: Ngồi thẳng, lưng thẳng vuông góc với đùi, hít từ từ đồng thời đầu cúi về phía trước hết mức, từ từ thở ra và ngả đầu ra phía sau.
Bước 2: Làm tương tự với hai bên, hít vào và đồng thời đầu nghiêng về bên phải, sau đó thở ra và đầu trở về trạng thái thẳng đứng. Bả vai vẫn giữ nguyên, tiếp tục hít vào nghiêng đầu về bên phải chú ý bả vai tuyệt đối giữ yên
Mỗi động tác thực hiện từ 10 – 15 lần. Tập mỗi khi rảnh để phòng ngừa và giảm đau vai gáy tê tay.
Đau vai gáy uống thuốc gì?
Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
Thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường, có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, cách chữa đau nhức bả vai hữu hiệu có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng, không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống…
Tuy nhiên vì những hạn chế khi điều trị bằng Tây Y thường tốn chi phí cao, hiệu quả chữa trị không được như mong muốn vì không chữa khỏi tận gốc, dễ gây hại đến sức khỏe. Vậy nên rất nhiều người bệnh đã tìm đến phương pháp điều trị bằng Đông y bởi tính an toàn, hiệu quả, điều trị từ căn nguyên gây bệnh.
Nguồn: Bệnh đau lưng