Chính vì thế chúng ta nên tìm hiểu xem tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo là gì và cách để hạn chế những tác dụng phụ đó khi sử dụng đông trùng hạ thảo.
1. Đông trùng hạ thảo là gì ?
Trước khi tìm hiểu những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo chúng ta nên biết những kiến thức cơ bản về đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette. Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis.
Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng. Mùa đông nó là một loại côn trùng nhưng mùa hè nó là một loại cỏ. Đó chính là nguyên nhân của cái tên đông trùng hạ thảo.
2. Tác dụng chính của đông trùng hạ thảo đối với cơ thể.
Khi sử dụng đúng cách thì tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo gần như không có, mà chỉ có những lợi ích đối với sức khỏe và cơ thể con người.
Dưới đây là những tác dụng chính mà đông trùng hạ thảo mang lại.
– Nâng cao hệ miễn dịch: Đông trùng hạ thảo có tác dụng điều chỉnh, tăng cường tính miễn dịch cũng như năng lực thực bào của các tế bào miễn dịch.
Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể, tăng cường chức năng gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống lại các bệnh tật.
– Đông trùng hạ thảo giúp chống mệt mỏi :
Tác dụng của đông trùng hạ thảo có thể điều chỉnh nội tiết tố trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, nhanh chống loại bỏ Lactic axit và các chất bã trong cơ thể.
– Tác dụng bổ thận tráng dương : Đông trùng hạ thảo có hiệu quả rất tốt đối với các triệu chứng như liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, đổ mồ hôi trộn…..
– Chống lão hóa : Viên nang đông trùng hạ thảo có thể đào thải Radical có hại trong cơ thể, do đó có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ……
– Phòng bệnh tim mạch: Đông trùng hạ thảo có tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, chống rối loạn nhịp tim và điều tiết khí oxy cho máu.
– Tan đàm, giảm hen suyễn : Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt về bổ thận, lợi phổi, cầm máu tan đàm, cải thiện chức năng phổi, viêm khí quản mãn tính của người già và hen suyễn…
– Loại bỏ bệnh mãn tính : Uống viên nang đông trùng hạ thảo lâu ngày sẽ có tác dụng rất rõ rệt đối với các bệnh như viêm gan mãn tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm khí quản mãn tính và hen suyễn mãn tính….
3. Những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo
Dưới đây là những tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo khi dùng không đúng cách mọi người nên lưu ý :
– Đông trùng hạ thảo có những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe người dùng như bồi bổ sức khỏe, trí lực, chống lại bệnh cao huyết áp, tim mạch, làm đẹp da, chống lão hóa….
– Tuy nhiên, Đông trùng hạ thảo lại không nên dùng cho trẻ nhỏ do cơ thể trẻ nhỏ ( đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi) vẫn ở dạng “thuần dương vô âm” tức là cơ thể trẻ thường “nóng”, nên trong điều trị không nên sử dụng những thuốc bổ có tính ấm nóng vì nếu sử dụng những thuốc này sẽ làm cho cơ thể trẻ không những không khỏi bệnh mà còn làm cho trẻ trở nên nóng hơn, bệnh nặng hơn.
Bởi vậy không nên dùng đông trùng hạ thảo khi sốt, nếu lạm dụng đông trùng hạ thảo có thể gây suy thận. Mà các bạn cũng biết tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo đối với thận là vô cùng nguy hiểm.
Trong thành phần của đông trùng hạ thảo dạng viên có cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine, các vitamin B1, B2, A, C…nên nhiều người nghĩ đây là ” viên thuốc ma thuật” có khả năng cải thiện chức năng của các bệnh như hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, hen suyễn…
– Mặc dù vậy, nếu đông trùng hạ thảo bị lạm dụng sẽ gây ra những phản ứng bất lợi đối với cơ thể con người. Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị kích thích quá mức nó sẽ gây ra rắc rối, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay… còn có thể gây suy thận nghiêm trọng. Không thể dùng đông trùng hạ thảo một cách tùy tiện và nghĩ rằng nó vô hại, cần có hướng dẫn chính xác của bác sĩ để giảm thiểu đến mức tối đa hoặc mất hẳn tác dụng phụ của đông trùng hạ thảo khi sử dụng.
Nguồn: Bệnh đau lưng