Bệnh viêm xoang sàng sau gây nhức đầu ở vùng gáy, đỉnh nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ dễ đưa tới các biến chứng đường hô hấp dưới và viêm thần kinh mắt.
Việc điều trị bệnh viêm xoang sàng sau không khó nhưng đòi hỏi yêu cầu kiên trì cần nhiều thời gian hơn so với các loại viêm xoang khác.Bệnh viêm xoang sàng sau thông với hốc mũi nên dễ bị viêm xoang sàng sau mạn tính. Riêng đối với viêm xoang sàng sau mạn do không gây ngạt tắc mũi, chảy mũi mủ ra trước nên thường ít được lưu ý đến, dễ bỏ qua.
Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng sau
– Do xoang sàng sau nằm sau mặt, sâu trong hốc mũi nên các triệu chứng thường âm ỉ, ít biểu hiện như các xoang trước vì vậy viêm xoang sàng sau thường đươc phát hiện muộn hơn các xoang trước. Cùng tìm hiểu các triệu chứng viêm xoang sàng sau dưới đây có thể nhận biết bệnh và điều trị bệnh sớm.
– Nhức đầu, thường âm ỉ ở vùng sau gáy hay vùng chẩm, đỉnh. Mủ không chảy ra mũi mà chảy xuống họng do các lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau. Với viêm xoang sau mủ nhầy, đặc, có mùi hôi, dính ở vòm họng thường phải khịt, khạc mủ mới xuống được cổ họng. Luôn có cảm giác vướng, khó chịu ở họng vì mủ luôn đọng, dính ở vòm, thành sau họng.
– Viêm xoang sau mạn khi thăm khám bằng đèn Clar thường khó phát hiện vì hốc mũi có thể vẫn bình thường, phải soi mũi sau bằng gương nhỏ. Tốt hơn nên khám nội soi mũi xoang: với ống nội soi nhỏ đưa qua hốc mũi để quan sát được trực tiếp lỗ thông xoang sau với mũi ở phía sau hốc mũi, thấy được nhầy, mủ ứ đọng ở lỗ thông xoang hay ở vòm họng.
Biến chứng viêm xoang sàng sau
– Do mủ không chảy, xì ra qua mũi mà theo thành sau họng xuống đường hô hấp dưới nên khi bị viêm xoang sau hay bị ho, đưa tới viêm họng mạn, với ngứa, rát, khô họng, các hạt lympho thành sau họng bị mủ kích thích nên bị viêm, nề đỏ, to ra dễ chuẩn đoán nhầm với viêm họng hạt. Dễ đưa tới viêm thanh quản mạn hay u lành như hạt xơ dây thanh quản ở người phải nói nhiều. Ở người cao tuổi dễ đưa tới viêm khí – phế quản mạn, dễ lâu thành viêm giãn phế quản với ho kéo dài, khạc đờm nhiều, có mủ nhất là về đêm.
– Riêng viêm xoang sàng sau khi chạy sát và dọc theo dây thần kinh mắt nên dễ gây mờ mắt: Hiện tượng mờ mắt có thể xuất hiện từng lúc rồi qua đi nhưng cũng có thể gây mờ mắt, giảm thị lực liên tục ngày càng tăng dần đưa tới mất sức nhìn được gọi là viêm thị thần kinh do viêm xoang cần được kết hợp hai chuyên khoa Mắt và Tai Mũi Họng để xác định chuẩn đoán và phẩu thuật để cấp để cứu vãn sức nhìn.
Bệnh viêm xoang sàng sau là một bệnh khó chữa chính vì vậy chú ý tới sức khỏe của mình hơn khi thấy có các triệu chứng biểu hiệu giống như ở trên thì nên tới bệnh viện chuyên khoa khám để có phương pháp điều trị sớm tránh tình trạng bệnh trở nên mạn tính và khó chữa.
Điều trị viêm xoang sàng sau
Người bệnh có thể điều trị bệnh viêm xoang sàng sau sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống. Đối với các trường hợp bị nặng thì không chỉ dùng thuốc kháng sinh đường uống mà cần xác định được sự hấp thụ của kháng sinh điều trị viêm mũi dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.
Cần điều trị kháng sinh uống dài ngày theo đúng chỉ định của bác sỹ. Thông thường người bệnh khi mắc viêm xoang sàng sau phải kiên trì điều trị trong một thời gian dài mới có thể khỏi bệnh được nên cần phối hợp với các loại kháng sinh dài ngày.
Tác dụng của các loại kháng sinh dài ngày có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn sẽ giúp cải thiện triệt để các triệu chứng như tắc, nghẹt mũi, chống viêm. Người ta còn kết luận rằng, các loại kháng sinh dài ngày còn có tác dụng giảm hình thành biofilm. Chú ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị vì rất dễ dẫn tới tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn trong việc điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc để làm loãng dịch tiết trong mũi, từ đó giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng của bệnh biểu hiện ra bên ngoài.
Bài viết có sử dụng một số tài liệu Bệnh Viện Viêm Mũi