Mụn cám là một trong những loại mụn phổ biến hay gặp nhất ở phái đẹp. Mụn cám là một “bài toán khó” đối với hầu hết mọi người bởi vì chúng rất cứng đầu và dễ phát triển thành mảng rộng. Tuy không gây đau, sưng hay viêm đỏ nhưng sự xuất hiện của mụn trên mặt làm mất vẻ tươi tắn của da và khiến các cô gái thiếu tự tin.
Vậy mụn cám là gì? Mụn cám hình thành do đâu? Cách trị mụn cám nào là hiệu quả? Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu các thông tin về mụn cám và các phương thức chữa mụn cám vô cùng đơn giản và hiệu quả giúp da phẳng mịn, nhẵn bóng nhé!
1. Thông tin chung về mụn cám:
- Mụn cám (tiếng anh là: Acne Bran) còn gọi là mụn đầu trắng. Là những nốt nhỏ liti với kích cỡ bằng đầu ghim bấm ở trên da mặt. Nó có lớp sừng bên ngoài màu trắng hoặc đen, bên trong có nhân trắng đục. Chúng thường mọc thành mảng tại các vị trí tiết nhiều nhờn bã.
- Mụn cám là thể nhẹ hơn các loại mụn khác. Tuy nhiên chúng là dạng khởi nguồn cho các dạng mụn phức tạp hơn như: mụn trứng cá, mụn đỏ, mụn bọc….
- Dù không mang các triệu chứng sưng tấy như các loại mụn khác. Nhưng mụn cám lại rất hay xuất hiện, lan rộng và gây khó chịu rất nhiều. Da mặt có mụn cám phần lớn sẽ bị sạm màu, sần sùi và mất đi sự mềm mại. Quả thật đây là một điều không mấy dễ chịu tí nào và cần phải loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
2. Những vị trí mụn cám thường xuất hiện:
Mụn cám thường hay nổi ở những chỗ chính diện. Những vùng có tuyến dầu hoạt động mạnh như: hai bên cánh mũi, trán, cằm, má, quanh mép gây mất thẫm mỹ. Mụn không xuất hiện thành từng nốt mà tập trung thành mảng lớn trên da.
3. Nguyên nhân gây nên mụn cám:
Tại sao da mình hay nổi mụn cám? Bạn đã biết nguyên nhân tạo nên các đốm liti nhỏ trên mặt của mình chưa? Mụn cám được hình thành do tình trạng tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Những tác nhân như bụi bẫn hay các tế bào chết không được thải ra ngoài mà lưu lại trên da mặt. Vì thế bất cứ ai cũng có nguy cơ bị nổi mụn cám. Dưới đây là một số yếu tố thường gặp khiến da bạn nổi các đám mụn li ti:
3.1 Nguyên nhân về nội tiết:
- Rối loạn nội tiết tố (hoocmon): nội tiết tố thay đổi khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn. Da không kịp xử lý nên dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là nguyên do phổ biến khiến các nốt liti xuất hiện dày đặc ở các vị trí mũi, cằm, trán…
- Dùng thuốc: các loại thuốc tránh thai khiến lượng hoocmom tăng đột biến, da ra nhiều dầu nhờn hơn.
3.2 Việc về sinh da không sạch sẽ hoàn toàn:
Song song với bước dưỡng da, bước làm sạch da cũng rất quan trọng. Phái nữ thường xuyên phải make up. Vì thế, việc tẩy trang không sạch sẽ khiến cặn trang điểm lưu lại trên da => bí lỗ chân lông. Do đó, nếu không rửa mặt, tẩy trang sạch sẽ, da có nguy cơ bị nhiễm bẩn. Điều đó làm tăng khả năng mụn cám lây lan rất cao.
Da kém xinh vì mắc phải 7 sai lầm khi trị mụn đầu đen
3.3 Do vi khuẩn tồn tại trên da:
Vi khuẩn luôn tồn tại trong không khí và chúng còn bám dính trên tay chúng ta. Do đó, những thói quen bình thường như. Sờ tay lên mặt, cho tay lên nặn mụn cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn tiếp xúc với da nhiều hơn. Chúng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động. Khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn cám xuất hiện trên da.
3.4 Ảnh hưởng do các tác động từ môi trường:
Chúng ta phải tiếp xúc nhiều với môi trường khi đi ra ngoài học tập và làm việc. Thời điểm nắng nóng sẽ khiến da dính nhiều bụi bẩn đồng thời tia UV chiếu lên da khiến da bị sạm đen, cháy nắng. Đặc biệt, nếu bạn làm việc gần khu công trường xây dựng. Mồ hôi tiết nhiều kết hợp vi khuẩn trong không khí làm da bị lên mụn rất nhanh.
3.5 Do các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc:
Trên thị trường luôn tồn tại các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, được quảng cáo rầm rộ nhằm lừa đảo chị em mua hàng. Việc sử dụng những mỹ phẩm không tem mác này khiến da bị tổn thương trầm trọng. Chúng bào mòn da khiến da mỏng đi, dễ dàng bị vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập, làm mụn nổi chi chít. Đồng thời những thành phần có trong mỹ phẩm không rõ nguồn gốc cũng có thể gây kích ứng da, khiến da bị nổi mụn do dị ứng.
3.6 Yếu tố di truyền:
Các chuyên gia da liễu đã chỉ ra có đến 50% những người bị mụn cám là do yếu tố di truyền. Đây là nguyên nhân khách quan. Chúng ta không thể ngăn chặn được nên cần phải có cách thức điều trị hiệu quả.
3.7 Do vi khuẩn tồn tại trên vật dụng cá nhân:
Những vật dụng tương đối quen thuộc với chúng ta như khẩu trang, vỏ gối, vỏ chăn,… lại là nguyên nhân khiến mụn cám xuất hiện trên da. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết nhiều. Sau đó chúng ta sử dụng những vật dụng trên mà quên không vệ sinh sạch sẽ sẽ lưu lại nhiều vi khuẩn. Chúng tiếp xúc với da mặt và làm bí tắc lỗ chân lông, gây mụn cám lan rộng.
3.8 Chế độ ăn uống không tốt:
Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng là một trong nguyên nhân khiến da bạn xấu đi, nổi mụn nhiều. Khi nạp quá nhiều chất béo. Cơ thể rất khó để chuyển hóa, khiến bã nhờn tiết nhiều hơn => mụn cám ở vùng mũi và trán.
3.9 Căng thẳng trong cuộc sống:
Làm việc trong trạng thái căng thẳng không chỉ khiến tinh thần bạn mệt mỏi, mà còn khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động không tốt. Quá trình trao đổi chất, tái tạo và hồi phục bị đình trệ khiến da xấu đi trông thấy. Dần dần, khi căng thẳng kéo dài. Da mặt có thể bị nổi mụn do bã nhờn bị rối loạn, tiết nhiều, gây tắc lỗ chân lông.
Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã nhận ra được nguy cơ tiềm tàng của các mảng mụn đang cư ngụ trên da mặt. Chính vì vậy hãy tìm hiểu ngay các cách trị mụn cám nhanh nhất, độc đáo và hiệu quả cũng như cách phòng ngừa trong bài viết tiếp theo của mình nhé!
Nguồn YOUMED