Đau cuống bao tử được điều trị như thế nào?
Dựa vào những tổn thương thực thể, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu câu bạn áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Trong đó sử dụng thuốc là phương pháp được ưu tiên trong tất cả các trường hợp bị đau cuống bao tử.
1. Sử dụng thuốc Tây y điều trị đau cuống bao tử
Việc sử dụng thuốc điều trị đau cuống bao tử sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát cơn đau, giảm viêm và khắc phục các triệu chứng đi kèm.
Phương pháp điều trị này thích hợp với những bệnh nhân bị đau nhiều ngày, bệnh tiến triển và chuyển sang giai đoạn nặng hơn, tần suất xuất hiện cơn đau ngày càng nhiều, đau đột ngột và nghiêm trọng, cơn đau làm ảnh hưởng đến đời sống và các hoạt động sinh hoạt.
- Thuốc kháng acid: Thuốc kháng acid là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế quá trình tăng tiết dịch vị. Đồng thời trung hòa hydrochloric acid (HCl) được sản sinh trong dịch vị tiêu hóa ở dạ dày. Mylanta, Mucosta và Sucralfat là các loại thuốc kháng acid được sử dụng phổ biến.
- Thuốc kháng histamin H2: Thuốc kháng histamin H2 được sử dụng với mục đích bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của các histamin gây hại. Đồng thời phòng ngừa viêm nhiễm và giảm đau nhẹ. Một số loại thuốc kháng histamin H2 thường được sử dụng là Pepcid AC, Subsalicylat Bismuth.
- Thuốc giảm đau: Đối với những trường hợp nặng, cơn đau thường xuyên tái phát, đau dai dẳng hoặc đau dữ đội làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, bác sĩ chuyên khoa sẽ ghi cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc giảm đau. Việc sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm. Đồng thời phòng ngừa cơn đau tái phát.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp cơn đau cuống bao tử xảy ra do nhiễm vi khuẩn Hp, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh ngắn hạn. Nhóm thuốc này không có khả năng giảm đau nhưng lại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp cũng như điều trị bệnh lý nguyên nhân.
- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm sẽ được đưa vào quá trình điều trị bệnh khi cơn đau xuất hiện đồng thời với tình trạng viêm nhiễm hoặc đau do niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị và ngăn ngừa sự lây lan của tình trạng viêm loét.
2. Điều trị đau cuống bao tử bằng mẹo dân gian
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị đau cuống bao tử có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên để chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau.
Tuy nhiên phương pháp chữa bệnh này chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, cơn đau không xuất hiện đồng thời với vết loét, bệnh chưa làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Cách điều trị đau cuống bao tử bằng gừng tươi
Tác dụng:
- Hoạt chất oleoresin và tecpen trong gừng có khả năng kháng viêm và chống khuẩn hiệu quả
- Kích thích quá trình tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương
- Cải thiện cơn đau, phòng ngừa và cầm máu.
Cách 1: Sử dụng gừng ngâm dấm
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Dấm.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào bình thủy tinh, thêm dấm sao cho ngập phần gừng
- Đậy kín nắp và đặt ở những nơi khô ráo trong một tuần
- Khi cần, lấy 2 – 3 lát gừng để nhai kỹ và nuốt từ từ
- Để giảm đau cuống bao tử người bệnh kiên trì sử dụng gừng ngâm dấm từ 1 – 2 lần/ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện
- Bảo quản thuốc trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách 2: Uống trà gừng, chanh tươi và mật ong
Nguyên liệu:
- 1 củ gừng nhỏ
- 10ml nước cốt chanh tươi
- 10ml mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào ly thủy tinh, thêm nước đun sôi và thực hiện hãm gừng trong 20 phút
- Thêm nước cốt chanh và mật ong nguyên chất vào trà gừng, khuấy cho đến khi ta hết
- Uống trà gừng, chanh tươi và mật ong vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy
- Người bệnh kiên trì uống trà gừng, chanh tươi và mật ong mỗi ngày trong 1 tháng để khắc phục bệnh lý.
Biện pháp phòng ngừa đau cuống bao tử
Để phòng ngừa tình trạng đau cuống bao tử xảy ra và phát triển theo chiều hướng xấu, bạn nên loại bỏ thói quen xấu, duy trì thói quen khoa học, đồng thời áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh.
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra nhiều bất lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. ĐiểN hình như thực phẩm cay nóng, thức ăn chứa nhiều gia vị, quá chua, quá mặn hoặc quá ngọt, đồ ăn khô cứng khó tiêu hóa, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ…
- Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc, ngưng hút thuốc lá hoặc sử dụng nhiều chất kích thích khác.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất bằng cách bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày các loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây tươi, rau củ quả, yến mạch, gạo lứt, ngô đậu trắng, đậu trắng, bông cải xanh…
- Ưu tiên sử dụng những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp, món luộc hoặc hấp… Đồng thời sử dụng các loại thực phẩm đã được nấu chín, ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn đêm, không bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều thực phẩm trong một lần.
2. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
- Sau khi ăn, bạn nên dành từ 30 – 60 phút để nghỉ ngơi, thư giãn, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày diễn ra suôn sẻ.
- Bạn cần tránh vận động hoặc làm việc ngay sau khi ăn. Bởi điều này khiến não bộ phải điều khiển đồng thời nhiều hoạt động. Từ đó khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để kích thích nhu động ruột, đảm bảo hoạt động tiêu hóa của dạ dày diễn ra suôn sẻ. Đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể và sức đề kháng. Bơi lội, đi bộ, chạy bộ, cầu lông, yoga là những môn thể thao mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng của bác sĩ chuyên khoa. Bạn cần tránh lạm dụng thuốc hoặc tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh phát sinh cơn đau cuống bao tử và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác.
Bài viết có tham khảo tài liệu của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC