Khi bị viêm da cơ địa gây khô da người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu. Đặc biệt, tình trạng khô da này dẫn tới nứt nẻ, chảy máu và nguy cơ nhiễm trùng cao. Vậy làm sao để dưỡng ẩm cho da một cách an toàn, hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc làn da trong quá trình điều trị viêm da cơ địa.
Cách dưỡng ẩm cho da bị khô do viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một hiện tượng kích ứng ngoài da. Làm cho hàng rào bảo vệ bên ngoài bị phá hủy, gây khô da, căng cứng. Biểu hiện rõ nhất là ngứa, tiết dịch rồi đóng vảy, dẫn tới bong tróc. Người bệnh cần dưỡng ẩm cho da đúng cách nhằm hạn chế sự khó chịu. Giúp da phục hồi nhanh hơn.
Sử dụng kem dưỡng ẩm làm mềm da
Trên thị trường có đa dạng các loại kem dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng thích hợp với người đang bị viêm da cơ địa. Bản chất, người bệnh đang phải chịu rất nhiều tổn thương trên làn da, hàng rào bảo vệ bị phá hủy nặng nề. Nếu như sử dụng kem dưỡng ẩm có hóa chất, có những thành phần kích thích sẽ khiến cho tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn.
Chính vì vậy, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cần phải lưu ý. Tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia dị ứng, viêm nhiễm. Đồng thời, thoa kem dưỡng ẩm theo đúng hướng dẫn. Không nên thoa lượng kem quá lớn, tránh tốn kém và bít lỗ chân lông. Tốt nhất, nên chọn những kem dưỡng ẩm có thành phần từ tự nhiên, dịu nhẹ. Loại kem thích hợp với hiện tượng viêm da cơ địa gây khô da.
Cung cấp độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước
Nước lọc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong cơ thể con người. Chức năng của nước hỗ trợ chuyển hóa, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời, làm cho bề mặt da mềm mại, căng bóng, cấp ẩm, tránh khô rát ở bề mặt da. Ngoài việc dùng kem dưỡng ẩm, người bệnh viêm da cơ địa á sừng cần phải uống thật nhiều nước. Đảm bảo tối thiểu 2 lít nước một ngày, chia thành nhiều lần uống khác nhau.
Phải ghi nhớ uống nước lọc chứ không dùng các loại nước uống có ga, nước ngọt. Sử dụng nước lọc đều đặn, thường xuyên còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng. Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
Viêm da cơ địa gây khô da dùng thuốc mỡ
Khi bị viêm da cơ địa nên đến các cơ sở Y tế để được bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình hình của bệnh. Đồng thời, bác sĩ đưa ra phương án điều trị thích hợp. Một trong số đó là việc sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da. Loại thuốc này có khả năng kháng khuẩn, làm triệu chứng của bệnh biến mất nhanh chóng.
Trong thuốc mỡ có thành phần cấp ẩm cho da rất hiệu quả. Trở thành một phương pháp làm ẩm da an toàn đối với người đang bị viêm da dị ứng. Dĩ nhiên, phương pháp này cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn về liệu trình, liều lượng. Sử dụng một cách bừa bãi, lạm dụng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực. Chẳng hạn như teo da, mỏng da.
Thuốc mỡ cho người viêm da cơ địa cần phải tương thích với đặc điểm của mỗi người. Nếu như là viêm da cơ địa ở trẻ em thì thuốc cần có nồng độ thấp hơn. Hoặc viêm da cơ địa ở chân, vì là vùng da dày nên cần dùng thuốc mỡ có hoạt chất mạnh. Điều này chỉ có bác sĩ mới đánh giá, lựa chọn tốt nhất.
Bổ sung các thực phẩm có nhiều vitamin
Vai trò của Vitamin C, D và E đối với làn da vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trường hợp bị viêm da cơ địa. Vitamin hỗ trợ làm mềm da, giúp người bệnh bớt ngứa, bớt đau rát do mất nước, bong vảy.
Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm như là rau xanh, trái cây, các loại củ. Không chỉ cung cấp lượng Vitamin phong phú, lành mạnh. Nhóm thực phẩm này còn chứa rất nhiều nước. Đây là nguồn bổ sung nước lý tưởng cho những người lười uống nước lọc.
Trái cây thuộc họ cam, chanh chứa lượng Vitamin C dồi dào, quả bơ chứa nhiều Vitamin E. Hỗ trợ làm đẹp da, mềm da, kích thích hồi phục các tế bào bị tổn thương. Ngoài ra, thực phẩm này còn kích thích hệ tiêu hóa, đào thải độc tố ra bên ngoài bởi lượng chất xơ lớn.
Nha đam cấp ẩm khi viêm da cơ địa gây khô da
Nha đam từ trước tới giờ luôn được áp dụng để làm đẹp da cho chị em phụ nữ. Nha đam lành tính, mát và có khả năng hồi phục tế bào tổn thương nhanh chóng. Vì thế sử dụng nha đam để làm ẩm cho da bị dị ứng là lựa chọn tốt. Trước khi thực hiện, cần bôi một lượng Gel nha đam ra tay để kiểm chứng. Nếu như không có dấu hiện tấy đỏ hay bị kích ứng thì mới sử dụng ở những vùng khác. Đặc biệt là viêm da cơ địa ở mặt, cần phải cẩn trọng hơn.
Lấy một lá nha đam rửa thật sạch, dùng dao cắt bỏ phần vỏ và phần gai ở xung quanh lá. Cho thịt nha đam vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn. Dùng bông y tế thấm dung dịch Gel nha đam chấm lên vùng da bị bệnh. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Để cho gel nha đam thẩm thấu khoảng 20 phút thì làm sạch với nước ấm.
Sử dụng mật ong chữa khô da
Tương tự như nha đam, mật ong là nguyên liệu chăm sóc da từ tự nhiên rất an toàn. Dùng một lượng mật ong nhỏ, thoa lên da thành lớp mỏng. Để dưỡng chất tác dụng vào từng tế bào trong khoảng 40 phút rồi làm sạch với nước ấm. Các khoáng chất, axit amin trong mật ong làm cho bề mặt da bớt khô hơn.
Mụn nội tiết là bệnh lý như thế nào? Có dễ hết hay không?
Khả năng chống oxy hóa, kích thích tái tạo tế bào da làm cho hàng rào bảo vệ được hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không nên bôi mật ong lên vùng da bị dị ứng ở giai đoạn cấp. Bởi vì, lúc này bề mặt da có mụn nước, kết hợp cùng mật ong làm cho tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn. Chỉ bôi mật ong để cung cấp độ ẩm cho da khi đã ngừng tiết dịch và đã đóng vảy. Cách cấp ẩm khi viêm da cơ địa gây khô da này mang lại hiệu quả tích cực.
Khô da nên dùng dầu oliu dưỡng ẩm
Dầu oliu được biết đến với chức năng chống oxy hóa mạnh, chứa nhiều axit amin có lợi. Sử dụng dầu oliu dưỡng ẩm khi bị viêm da cơ địa gây khô da là lựa chọn an toàn. Thành phần dịu nhẹ, nuôi dưỡng tế bào từ sâu bên trong. Tình trạng da khô được khắc phục từ từ nhưng hiệu quả lâu dài.
Người bệnh dùng nước muối sinh lý sát khuẩn bề mặt da, bàn tay. Thoa trực tiếp một lớp mỏng dầu oliu lên vùng da bị khô. Cần chờ đợi ít nhất 20 phút, dưỡng chất trong dầu oliu mới phát huy công dụng. Đối với làn da khỏe mạnh, nên dùng tay để massage. Nhưng với người đang viêm da cơ địa thì chỉ cần để yên cho da nghỉ ngơi. Tuyệt đối không thực hiện với bệnh nhân viêm da cơ địa bội nhiễm.
Sữa chua làm ẩm da an toàn, hiệu quả
Sữa chua không chỉ dùng để ăn mà còn là sản phẩm dùng chăm sóc da khô an toàn. Lượng dưỡng chất chống oxy hóa làm cho làn da ngày một mịn màng, tươi sáng. rất thích hợp cho người muốn chăm sóc da sau khi bị viêm da cơ địa. Căn bệnh này khiến cho bề mặt da bị tổn thương nặng, khô ráp, bong tróc.
Dùng sữa chua không đường, thoa một lớp mỏng lên da. Chỉ cần đợi chừng 30 phút rồi làm sạch với nước ấm. Như vậy, tình trạng khô da sớm được cải thiện chỉ trong vài tuần. Chú ý, chỉ nên dùng sữa chua không đường, tránh dùng sữa có vị ngọt hay các loại trái cây trong đó.
Cách dưỡng ẩm cho da bằng tinh bột nghệ
Da thô ráp, nứt nẻ sau khi điều trị viêm da cơ địa cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Người bệnh không nên dùng các loại kem dưỡng da có hóa chất, tránh làm da bị kích ứng trở lại. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên. Điển hình là tinh bột nghệ, mật ong và sữa chua không đường.
Dùng tinh bột nghệ, mật ong nguyên chất và sữa chua không đường theo tỷ lệ 1:1:1. Tùy vào vùng da cần dưỡng ẩm lớn hay nhỏ để cân đối về số lượng. Sau đó, lấy thìa quấy thật đều hỗn hợp, thoa lên bề mặt da. Chờ đợi đến khi mặt nạ khô, dùng nước ấm rửa sạch, lấy khăn bông mềm thấm khô da.
Viêm da cơ địa gây khô da có để lại sẹo không?
Viêm da cơ địa gây khô da có thể để lại sẹo thâm nếu như không biết cách chăm sóc thích hợp. Đó là do bề mặt da đang bị tổn thương, làm mất cân bằng lượng sắc tố da. Nếu lượng sắc tố đó thiếu hụt, phần da tổn thương có màu nhạt hơn so với các vùng còn lại. Trái ngược với đó, lượng sắc tố tăng cao khiến da bị sạm màu.
Người bệnh có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách dưỡng ẩm cho da, bổ sung vitamin, dưỡng chất lành mạnh. Nhờ đó, cơ thể trở lại trạng thái bình thường, nội tiết cũng ổn định hơn. làm ẩm da đúng phương pháp kích thích các tế bào mới sản sinh khỏe mạnh.
Lưu ý an toàn khi dưỡng ẩm cho da
Mặc dù việc dưỡng ẩm cho da là rất cần thiết, tuy nhiên người bệnh cần phải lưu ý một số quy tắc an toàn dưới đây:
- Chỉ tiến hành dưỡng ẩm cho da khi đã hết dịch tiết, bề mặt da se lại và đóng vảy.
- Cần kiểm tra kỹ các nguyên liệu chăm sóc da, nhận biết cơ địa bản thân thích hợp với loại nào, bị kích ứng với thành phần nào.
- Không được dùng tay gãi, cào vào vùng da đang khô, ngứa. Tránh làm bề mặt da bị tổn thương, kéo dài thời gian hồi phục.
- Trong quá trình chữa trị, không nên dùng sữa tắm hay xà phòng.
- Bảo vệ da tránh khỏi sự tác động trực tiếp của môi trường. Bao gồm: khói bụi, nước ô nhiễm, ánh nắng mặt trời,….
Bị viêm da cơ địa gây khô da dễ khiến người bệnh vừa cảm thấy khó chịu lại ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Vì thế, dưỡng ẩm cho da là việc làm cần thiết. Người bệnh có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng cần đảm bảo tương thích với làn da của mình.