Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc tiêm phòng cần được thực hiện theo những nguyên tắc nghiêm ngặt để tránh xảy ra những hệ lụy đáng tiếc. Vậy bé bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không? Cần lưu ý những gì khi trẻ bị viêm da cơ địa? Đây chắc hẳn là những thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Trẻ bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không?
Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM cho biết: Viêm da cơ địa không phải là một trong những chống chỉ định của vắc xin. Những bé dưới 6 tháng tuổi thường rất hay bị mắc các bệnh viêm da do chàm và dị ứng. Vậy nên khi bé bị viêm da cơ địa vẫn có thể tiêm phòng được. Những thuốc bôi viêm da cơ địa trẻ em cũng không ảnh hưởng đến việc tiêm chủng.
Tuy nhiên trong thời gian bé đang có những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, phụ huynh cần khai báo rõ với bác sỹ để được hướng dẫn và sử dụng loại vắc xin phù hợp cho trẻ. Khi trẻ đang mắc các vấn đề về sức khỏe dưới đây, phụ huynh cần khai báo và được bác sỹ chỉ định mới tiến hành tiêm chủng:
Trẻ em sốt cao: Khi dẫn các bé đi tiêm phòng, phụ huynh cần tránh những lúc con bị sốt cao. Các chuyên gia y tế khuyến cáo để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, tuyệt đối không tiêm vắc xin khi trẻ đang trong tình trạng sốt, cảm cúm, đặc biệt là những trẻ bị nhiễm trùng cấp.
Trẻ phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc xin trước đó: Phản ứng dị ứng có thể bao gồm các triệu chứng như phát ban, khó thở, tụt huyết áp. Những phản ứng nghiêm trọng hơn bao gồm sốt cao, đau đầu. Nhiều tác dụng phụ phổ biến thường gặp sau tiêm như nổi mẩn đỏ ngay tại địa điểm tiêm chủng hay sốt nhẹ rất dễ hiểu lầm là những phản ứng dị ứng. Do đó, các phụ huynh cần lưu ý những phản ứng của trẻ sau tiêm để thận trọng với những lần tiêm tiếp theo.
Trẻ dị ứng với trứng: Một số loại vắc xin được sản xuất từ tế bào phôi trứng gà hoặc từ chính phôi trứng gà nên những trẻ bị dị ứng với trứng thì chống chỉ định với những loại vắc xin này. Việc dị ứng với trứng có thể thay đổi theo độ tuổi nên phụ huynh cần theo dõi để tiêm phòng đầy đủ cho bé nếu không có vắc xin thay thế.
Trẻ mắc bệnh phổi hay hen suyễn: Trẻ em bị mắc các bệnh này cần thận trọng trong lần tiêm ngừa cúm đầu tiên mỗi năm vì bệnh cúm có thể gây khó khăn lớn cho những bé khó thở.
Trẻ suy giảm miễn dịch hay đang truyền hóa trị: Những trẻ đang mắc các bệnh này nên tránh tiêm chủng vì khi ấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang bị suy giảm.
Đặc biệt lưu ý:
- Sau khi điều trị khỏi viêm da cơ địa trẻ em không nên tiêm phòng ngay mà cần tạm hoãn một thời gian theo chỉ định của bác sỹ
- Cần hết sức thận trọng khi tiêm vắc xin thủy đậu cho những trẻ có tiền sử mắc các bệnh về da liễu. Chính vì vậy, cần thông báo đầy đủ cho bác sỹ về tình trạng bệnh của bé trước khi tiêm để đảm bảo an toàn và đề phòng sự cố.
Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa trẻ em
Bệnh viêm da cơ địa (hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema) là một loại bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em, gây rất nhiều triệu chứng khó chịu. Căn bệnh này thường liên quan đến yếu tố di truyền từ gia đình và yếu tố dị ứng. Trẻ thường có nguy cơ mắc viêm da cơ địa cao hơn khi trong gia đình hoặc bản thân bé mắc các bệnh dị ứng bao gồm hen phế quản hay viêm mũi dị ứng. Theo thống kê y tế cho thấy, có đến gần 50% bệnh nhân sẽ khỏi bệnh khi ở độ tuổi thiếu niên nhưng nhiều trường hợp bệnh dai dẳng và đeo bám người bệnh cho đến khi họ trưởng thành.
Viêm da cơ địa ở trẻ em có biểu hiện bằng việc phụ huynh sẽ thấy da các bé khô, phát ban đỏ khu vực trên mặt, trên da đầu, cánh tay, chân hoặc vùng sau tai. Đối với những trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn, ban đỏ thường xuất hiện ở quanh đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và vùng mắt cá chân. Trong một số trường hợp thể nặng, ban có thể lan rộng ra toàn cơ thể. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây cho các bé tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu và trằn trọc không ngủ dẫn đến quấy khóc vào ban đêm.
Các bậc phụ huynh nên chú ý một số yếu tố có thể khiến viêm da cơ địa ở bé trở nên nặng hơn, bao gồm:
- Mặc cho bé quần áo quá dày, chất vải nóng khó thấm hút mồ hôi
- Tắm nước nóng, sử dụng lò sưởi nhiệt độ cao
- Sử dụng xà phòng có chứa nhiều chất hóa học
- Trong nhà có nuôi chó mèo hoặc những động vật có lông
- Không bổ sung độ ẩm cần thiết cho da bé vào mùa hanh khô
Một số vấn đề cần biết về tiêm phòng
Cơ chế của việc tiêm phòng đó là đứa một số kháng nguyên hoặc các yếu tố kích ứng vào trong cơ thể. Tiêm phòng sẽ giúp cơ thể nhận biết những yếu tố có hại và sản sinh ra miễn dịch để phòng bệnh một cách hết sức chủ động. Như vậy, tiêm phòng sẽ giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến.
Mặc dù hiệu quả phòng bệnh tốt và mức độ an toàn tương đối cao nhưng theo nhiều chuyên gia việc tiêm phòng không an toàn 100%, vẫn có những tình trạng phản ứng nặng với các loại vắc-xin sau tiêm.
Ngoài việc phản ứng nặng với vắc-xin, một số trường hợp có liên quan đến công tác an toàn trong quá trình tiêm như tiêm sai đối tượng, kích ứng do cơ thể đang mắc một số bệnh khác,… Chính vì vậy, trước khi tiêm các bé cần được khám sàng lọc nhằm phát hiện những bất thường cần lưu ý trước khi quyết định cho trẻ (hoặc người được tiêm) tiêm chủng, tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm chủng loại vắc-xin đó.
Các bậc phụ huynh khi đưa trẻ đi tiêm cần hợp tác với bác sỹ để đảm bảo việc tiêm chủng là hoàn toàn đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn. Khi đưa các bé đi tiêm phòng, phụ huynh cần thông báo cho các bác sỹ về sức khỏe và lịch sử tiêm chủng của các bé bao gồm:
- Trẻ đã cân nặng đủ 2,5kg chưa (nếu là trẻ sơ sinh)?
- Trẻ có bú, ăn uống, ngủ và chơi bình thường không?
- Trẻ có đang sốt hay mắc các bệnh khác không?
- Trẻ có đang sử dụng thuốc hay phương pháp điều trị nào khác không?
- Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay món ăn nào không?
- Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hay phản ứng nặng ở những lần tiêm trước hay không?
Căn cứ vào những thông tin người nhà cung cấp và thăm khám trẻ, bác sỹ sẽ đưa kết quả khám sàng lọc.
Hướng dẫn phụ huynh khi đưa bé đi tiêm phòng
Trước khi tiêm phòng
- Phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sỹ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm
- Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no trước khi tiêm phòng
- Vệ sinh thân thể của bé sạch sẽ trước khi đưa bé đi tiêm, chú ý cho bé mặc trang phục đơn giản thấm hút mồ hôi
- Mang theo sổ tiêm chủng để bác sỹ nắm được quá trình tiêm chủng của trẻ từ trước tới nay
- Đối với những loại vacxin cần nhắc lại nhiều mũi, nếu những lần tiêm trước bé có những phản ứng sau tiêm như sốt, nổi mẩn,… cần thông báo cho bác sỹ
Sau khi tiêm phòng
- Trẻ em sau khi tiêm phòng cần được theo dõi trong vòng 30 phút để xem có xảy ra những phản ứng sau tiêm hay không
- Khi đã về nhà, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi bé có sốt, quấy khóc, bỏ ăn không
- Cho trẻ mặc các loại trang phục thoải mái, tránh những loại vải không thấm nước gây bí bách
- Nếu trẻ sốt âm ỉ hay có những biểu hiện bất thường sau tiêm cần đưa đến ngay các cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất
Bài viết đã phần nào trả lời cho câu hỏi: “Bé bị viêm da cơ địa có tiêm phòng được không?” của các bậc phụ huynh. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ tích lũy cho mình thêm những kiến thức cần thiết về chăm sóc sức khỏe cho các bé.
Tham khảo sản phẩm Da liễu Đông Bích
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin về cách phòng tránh, chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và đừng quên nếu đang bị hắc lào, nấm da thì mua ngay sản phẩm gia truyền trị hắc lào, gẻ lở, nấm da Đông Bích nhé !
Bài viết có tham khảo tài liệu của TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC