Từ xưa đến nay Cây an xoa được sử dụng như một vị thuốc trong việc điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng thảo dược này để mang lại hiệu quả cao. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng cụ thể và ứng dụng Cây an xoa vào chữa bệnh trong bài viết dưới đây:
Cây an xoa như thế nào? có mấy loại?
Cây an xoa hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây tổ kén cái. Cây thuộc loại thực vật thân gỗ, mọc phân thành từng cụm. Nơi phát triển của an xoa là ở những nơi ẩm ướt. Phần lá cây thường rộng có kích thước bằng bàn tay. Lá nhám có dáng hình xoan, mặt trên xanh đậm, mặt dưới trắng. Hoa thường nhỏ, có màu tím.. Quả hình sâu róm có lông dài phủ ngoài..
Cây an xoa thường mọc ở đâu? Loại cây này trước đây thường phân bố tập trung ở ven sống, ven suối hay trong rừng sâu. Mọc nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Ninh, Bình Phước, thường ra quả vào mùa nắng. Ngày nay, để phát triển loại cây có lợi này, người ta đã quy hoạch và gieo trồng thành cánh đồng lớn. Thường thấy ở các địa phương như Lào Cai, Điện Biên Phú Thọ, Đồng Nai, …
Hiện nay có 2 loại cây an xoa hoa tím và hoa trắng. Hiện nay chỉ có cây an xoa tím mới mang lại công dụng chữa bệnh. Loại có hoa trắng, vốn chỉ là loại cây dại có hình thù tương tự, không được sử dụng để ăn hay uống bởi chưa có nghiên cứu nào xác định cây có chứa dược tính hay có độc hay không. Do đó để phân biệt 2 loại này cần dựa trên một số đặc điểm sau:
-
Cây an xoa hoa tím
Cây an xoa (loại có hoa tím) có thân gỗ, chiều cao từ 1-3m có phần nhánh hình trụ. Lá an xoa có hình trái xoa,, bản to bằng 3 ngón tay chụp lại. Rìa lá có mép răng cưa nhỏ và đều. Mặt lá phủ lông, sờ vào hơi nhám, màu sắc mặt trên là xanh lục, mặt dưới xanh nhạt.
Chùm của hoa an xoa gồm nhiều bông đơn, ngắn. Nếu hoa mọc ở nách lá thường xếp đôi. Hoa có màu tím nên gọi là an xoa tím. Quả an xoa có hình dáng giống con sâu nhộng, dáng thon dài, có nhiều lông phủ ngoài, gây ngứa khi chạm vào. Cây non ra quả màu xanh còn quả của cây già thường chuyển màu nâu đen.
-
Cây an xoa hoa trắng
An xoa hoa trắng có hình dáng bên ngoài nhìn rất giống lại hoa tím. Tuy vậy có thể phân biệt qua hình dáng lá to hơn có hình mũi tên. Răng cưa ở mép lá thưa và nhọn hơn lá của an xoa tím.
Quả ra ở cây hoa trắng có hình tròn, ra theo chùm lớn, hoa trắng, thân cây to lớn hơn loại an xoa tím.
Cây an xoa có tác dụng gì?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thành phần hóa học của cây an xoa chứa các chất: tiliroside, lupeol, stigmasterol và apigenin. Đây là những hợp chất giúp đẩy lùi các tế bào ung thư gan.
Bên cạnh đó, hoạt chất flavonoid trong an xoa là chất oxy hóa mang lại công dụng bảo vệ gan, chất alcoloid giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn khối u phát triển. Enzyme và các nguyên tố vi lượng khác ở cây an xoa cũng rất tốt cho cơ thể con người.
Còn theo nghiên cứu của Đông y, an xoa có vị trà, thơm, đi vào kinh can, giúp thanh nhiệt cơ thể, chủ trị các bệnh như:
- Cây an xoa trị bệnh gan: Chúng có tác dụng mát gan, giải độc gan, hạ men gan, tăng cường chức năng gan,… Những người bị viêm gan, xơ gan, men gan cao,… không thể bỏ qua dược liệu quý này.
- Hỗ trợ điều trị ung thư gồm ung thư gan, ung thơ phổi,… đây là một dược liệu có công dụng tuyệt vời trong việc thu nhỏ khố u. Người bệnh ung thư có thể sử dụng an xoa như một phương pháp hỗ trợ trong điều trị.
- Cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường cho người già, người béo phì. An xoa giúp ổn định lượng đường trong cơ thể, thanh nhiệt, cải thiện hệ bài tiết và đào thải độc tố.
- Vị thuốc quý của người bị cao huyết áp. Sử dụng dược liệu này thường xuyên sẽ thấy huyết áp ổn định, nhịp tim được cân bằng.
- An xoa có tác dụng trị đau nhức xương khớp: Các chứng như đau lưng, nhức mỏi cơ thể, đau xương khớp ở người lớn tuổi sẽ được cải thiện nếu uống nước cây an xoa thường xuyên.
- Cây an xoa giúp giảm cân: Do trong Cây An Xoa có tính nhuận trường, xổ mạnh từ đó giúp quá trình trao đổi chất được cân bằng. Mỡ thừa và các chất dư trong cơ thể được đẩy ra ngoài, tốt cho người thừa cân muốn giảm béo.
Cách sơ chế và sử dụng cây an xoa
Ở loại cây này, có thể sử dụng cả thân, cành và phần lá để làm thuốc. Cây được thu hoạch quanh năm, tuy nhiên tốt nhất là vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 11. Khi này cây phát triển mạnh và có dược tính cao hơn.
Cây an xoa tươi và cây an xoa khô
Có thể sử dụng cả cây an xoa tươi, cây an xoa khô để chữa bệnh. Trên thực thế, dược tính của an xoa tươi không cao hơn loại khô. Sử dụng cây an xoa sau khi đã sơ chế có thể ngăn các tác dụng phụ không mong muốn như cồn cào ruột gan, đau bụng, đi ngoài, mệt mỏi…..
Tiến hành phân loại lá và thân sau khi được thu hoạch. Sơ chế bằng cách cắt nhỏ sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Trộn đều cả phần thân và lá rồi đóng gói kín sử dụng dần.
Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ an xoa
Có thể sử dụng thảo dược này để đun nước uống trực tiếp hoặc kết hợp với một vài vị thuốc khác mang đến công dụng chữa các bệnh hiệu quả:
- Dược liệu được nấu lấy nước uống nhiều lần trong một ngày, đặc biệt sau mỗi bữa ăn, nên uống khi nước còn ấm
Nguyên liệu gồm 150g an xoa đã khô đã cắt lát. Nấu nước 2 lần như sau: Lần 1 nấu với 2l nước sao cho cạn chỉ còn lại 1l rồi sử dụng. Lần 2 nấu với 1,5l cô lại còn nửa lít và dùng. Nước sắc an xoa có vị thơm, thanh mát và dễ uống.
-
Cây an xoa và xạ đen là bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.
Chuẩn bị: An xoa đã được sao vàng 50g và 50g xạ đen
Đem các nguyên liệu đi sơ chế, rửa sạch. Sau đó sắc với 1l nước trong thời gian 20 phút/ Khi nước sôi thì tắt bếp,đợi nguội rồi chia nhỏ dùng hàng ngày thay nước lọc.
-
Bài thuốc kết hợp an xoa và cà gai leo trị viêm gan:
Thành phần : An xoa đã được sao vàng và cà gai leo mỗi vị 50gr..
Hai vị trên đem rửa sạch, rồi sắc với 1 lít nước, chia uống trong ngày, thay nước lọc hàng ngày.
-
Bài thuốc cho bệnh viêm đại tràng:
Chuẩn bị: 100gr cây an xoa đã sơ chế bằng cách sao vàng hạ thổ
An xoa nấu với 1,5l nước. Đun cho đến khi chỉ còn khoảng 1 chén nước thì tắt bếp. Đợi nguội và uống luôn dùng chén thuốc đó.
Lần nước 2 đun với 2l nước cho đến khi cạn chỉ còn 2 chén. Dùng uống trong ngày.
Giải đáp: Cây an xoa có ngâm rượu được không? Bởi an xoa chủ trị các bệnh về gan do đó việc ngâm rượu loại cây này là không khoa học. Việc này sẽ làm hại đến chức năng gan và giảm công dụng của dược liệu. Do vậy, cây chỉ được dùng dùng làm thuốc theo hình thức sắc nước uống.
Cây an xoa có gây ra tác dụng phụ không? Những lưu ý khi sử dụng
An xoa được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng lành tính, khi sử dụng sẽ không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Có trường hợp, một số bệnh nhân thời gian đầu sử dụng có các biểu hiện như bụng nôn nao, cồn cào khó chịu. Đây không phải là tác dụng phụ mà là hiện tượng cơ thể đào thải độc tố khiến cảm giác nôn nao xuất hiện. Sau khi sử dụng một thời gian sẽ hết khó chịu.
Sử dụng dược liệu đã sơ chế bằng cách sao vàng hạ thổ có thể khắc phục được tình trạng này. Ngoài ra cách này cũng giúp dược liệu phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Ngoài ra cũng nên lưu ý đến đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng cây an xoa:
- Lưu ý không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Cẩn trọng với đối tượng là trẻ em dưới 3 tuổi.
- Ngưng sử dụng với trường hợp dị ứng với các thành phần của cây
- Cẩn trọng khi dùng chung với thuốc Tây, nếu sử dụng thì cần cách nhau ít nhất 30 phút.
Qua bài viết hy vọng bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết về cây cũng như cách sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó độc giả cũng nên lựa chọn những cơ sở bán dược liệu uy tín, đảm bảo nguồn gốc để mua thảo dược này.