Đau dạ dày sau sinh là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều sản phụ. Các triệu chứng do bệnh gây ra sẽ khiến mẹ cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình chăm sóc con nhỏ. Vậy đau dạ dày sau sinh xảy ra do đâu, dấu hiệu nhận biết và điều trị như thế nào để đảm bảo an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc ở trên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày sau sinh
Sau khi trải qua quá trình sinh nở cơ thể người mẹ sẽ trở nên yếu dần, đồng thời chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng, trong đó có dạ dày. Đau dạ dày là một trong những triệu chứng thường gặp ở các mẹ bỉm sau khi sinh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng phổ biến là do:
– Do ruột bị kích thích
Sau khi trải qua quá trình sinh nở, trọng lượng và áp lực ở ổ bụng của cơ thể mẹ sẽ bị suy giảm một cách đột ngột, điều này sẽ gây kích thích đến hoạt động của dạ dày và đường ruột. Lúc này, chức năng tiêu hóa của các cơ quan này sẽ bị ảnh hưởng, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn sẽ tồn đọng trong dạ dày, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và hình thành nên các cơn đau dạ dày.
– Nhiễm khuẩn Hp
Đây là loại vi khuẩn gây ra các bệnh lý về dạ dày và đường ruột khá phổ biến. Vi khuẩn này thường tồn tại trong thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, nếu sản phụ vô tình tiêu thụ phải thì chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống và gây bệnh. Thông thường, vi khuẩn Hp mới đi vào cơ thể sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đến khi chúng sinh sôi và phát triển mạnh thì mới bắt đầu phát sinh triệu chứng và điển hình là đau dạ dày.
– Chế độ ăn uống sau sinh
Sau khi sinh người mẹ phải dành rất nhiều thời gian cho việc chăm con, lúc này thời gian sinh hoạt của mẹ bỉm phải hoàn toàn phụ thuộc vào giờ giấc của em bé. Lúc này mẹ sẽ có thói quen ăn uống thất thường, thường xuyên bỏ bữa, ăn qua loa hoặc ăn nhanh cho xong bữa, chế độ dinh dưỡng bị mất cân bằng,… Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra bệnh đau dạ dày.
– Stress và trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh, mẹ bỉm phải chịu áp lực từ rất nhiều phía như chăm sóc trẻ, công việc nhà,… Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không được gia đình chia sẻ cảm thông sẽ khiến mẹ bị suy nhược thần kinh, stress và nghiêm trọng hơn là trầm cảm sau sinh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Bên cạnh đó, căng thẳng còn khiến dịch vị dạ dày tăng tiết nhiều hơn, chúng tấn công và dần ăn mòn lớp niêm mạc tạo ra các vết viêm loét gây đau nhức.
– Suy giảm nội tiết tố
Trong quá trình mang thai nội tiết tố của cơ thể người mẹ sẽ có sự thay đổi một cách đáng kể. Sau khi trải qua quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ chưa thể điều chỉnh nội tiết tố về với trạng thái cân bằng, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của một số cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có dạ dày. Lúc này, quá trình tiết dịch vị tiêu hóa ở dạ dày sẽ diễn ra một cách bất thường và hình thành nên các cơn đau nhức dữ dội.
Dấu hiệu nhận biết đau dạ dày sau khi sinh
Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày sau khi sinh cũng tương tự như bệnh đau dạ dày thông thường, mẹ bỉm có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình sau đây:
- Đau vùng thượng vị: Sau khi sinh, nếu thường xuyên có triệu chứng đau nhức âm ỉ, đau dữ dội và nóng rát ở vùng thượng vị thì rất có thể bạn đã bị đau dạ dày (vùng thượng vị nằm ở trên rốn và dưới xương ức). Thông thường, các cơn đau này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi đói bụng hoặc ban đêm lúc gần về sáng.
- Nôn và buồn nôn: Khi bị đau dạ dày sau sinh, mẹ bỉm sẽ liên tục phải đối mặt với tình trạng buồn nôn và nôn. Triệu chứng này thường xảy ra khi dạ dày bị kích thích hoặc do hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày cấp, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…
- Đầy hơi, chướng bụng: Đau dạ dày khiến chức năng tiêu hóa của cơ quan này bị ảnh hưởng, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ bị lên men gây tích tụ khi bên trong dạ dày. Khi lượng khí tích tụ quá lớn sẽ gia tăng áp lực lên dạ dày và dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
- Ợ chua, ợ hơi: Đây là triệu chứng đặc trưng và rất dễ nhận biết nếu bạn bị đau dạ dày sau khi sinh. Việc thực ăn không được tiêu hóa hết gây tích tụ khí bên trong dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua. Đây được xem là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy các khí dư thừa bên trong dạ dày ra bên ngoài, giúp cơ quan này cảm thấy thoải mái hơn.
- Chán ăn: Khi bị đau dạ dày, mẹ bỉm sẽ luôn cảm thấy đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến bạn cảm thấy không còn hứng thú trong chuyện ăn uống, mất cảm giác ngon miệng và chán ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể mẹ và chất lượng nguồn sữa để nuôi em bé cũng.
- Mệt mỏi: Bệnh gây ra các cơn đau nhức dữ dội vào nửa đêm và gần sáng khiến mẹ bị thức giấc vào nửa đêm, điều này khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm một cách đáng kể. Tình trạng thiếu ngủ nếu diễn ra thường xuyên kết hợp với việc phải chăm sóc con nhỏ sẽ khiến mẹ bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể và sức khỏe giảm sút nghiêm trọng.
Các phương pháp điều trị đau dạ dày sau khi sinh
Khi bị đau dạ dày sau khi sinh, việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh cần phải hạn chế vì cơ thể người mẹ còn phải nuôi con bằng sữa. Chuyên gia cho biết, các loại thuốc Tây y chữa bệnh có thể đào thải qua sữa mẹ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, nếu bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình thì bạn nên ưu tiến hành điều trị bằng các mẹo dân gian tại nhà. Nếu bệnh đã chuyển biến sang mức độ nặng thì bạn nên đến bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Chữa đau dạ dày sau sinh bằng mẹo dân gian
Để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ dùng để nuôi dưỡng trẻ, mẹ bỉm có thể áp dụng một số mẹo được lưu truyền trong dân gian để cải thiện tình trạng bệnh của bản thân. Các mẹo dân gian này có nguồn gốc chủ yếu là các loại thảo dược lành tính có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn đối với cơ thể mẹ và không ảnh hưởng đến quá trình nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ. Một số mẹo dân gian điều trị đau dạ dày sau khi sinh được áp dụng phổ biến là:
– Nha đam
- Lấy một lá nha đam tươi đem đi rửa sạch, gọt bỏ hết phần vỏ xanh bên ngoài. Phần gel trong suốt thu được đem đi rửa sạch phần nhựa xung quanh.
- Cho gel nha đam vào máy ép lấy nước, pha nước nha đam thu được với 1/2 cốc nước ấm sử dụng để uống. Bạn cũng có thể thái nhỏ gel nha đam đem đi nấu với nước và sử dụng để uống trong ngày.
- Uống nước nha đam đều đặn 2 lần/ngày để có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Tuyệt đối không được uống trên 400mg nha đam tươi trong ngày để tránh tình trạng bị ngộ độc.
– Bắp cải
- Bắp cải sau khi mua về thì đem tắc từng lá ra rửa sạch với nước, sau đó cho vào nước muối pha loãng ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra.
- Cho nước vào nồi bắc lên bếp đun sôi, khi nước sôi to thì cho bắp cải vào chần sơ rồi vớt ra để ráo.
- Lá bắp cải sau khi chần sơ đem cho vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt.
- Chia lượng nước cốt bắp cải thu được thành nhiều phần sử dụng để uống hết trong ngày. Mỗi ngày mẹ bỉm nên uống từ 0,5 – 1 lít nước ép bắp cải.
- Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, kiên trì trong khoảng 2 -3 tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
– Nghệ
- Cho hai thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong nguyên chất vào trong 250ml nước ấm rồi dùng thìa khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp trên để uống hết ngay khi còn ấm để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Ngoài cách uống tinh bột nghệ ở trên, mẹ bỉm cũng có thể bổ sung nguyên liệu này vào trong chế biến món ăn sử dụng hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh như thịt kho nghệ, cá kho nghệ,…
– Lá bạc hà
- Lá bạc hà sau khi mua về thì chọn lấy những lá tươi xanh và không bị sâu dùng để chữa bệnh. Lấy khoảng 100 gram lá bạc hà đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo.
- Cho lá bạc hà vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với 250ml nước ấm, sau đó lọc lấy phần nước cốt thu được sử dụng để uống. Ngoài ra mẹ bỉm cũng có thể dùng lá bạc hà hãm với nước sôi và dùng để uống như nước chè.
- Áp dụng mẹo chữa đau dạ dày bằng lá bạc hà đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
Chữa đau dạ dày sau sinh bằng Tây y
Nếu cơn đau xuất hiện dữ dội gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày thì sản phụ có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, mẹ cần phải tham khảo ý kiến chuyên gia về các loại thuốc giảm đau nhưng không ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng sữa và sức khỏe của em bé để sử dụng. Một số loại thuốc thường được dùng là:
- Thuốc Cimetidine: Công dụng chính của loại thuốc này là làm lành các vết viêm loét ở dạ dày và ngăn ngừa cơn đau tái phát trở lại.
- Thuốc Nospa: Có tác dụng đẩy lùi triệu chứng co thắt ở dạ dày giúp giảm đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi dẫn đến tình trạng em bé bỏ bú.
- Thuốc Omeprazol: Thuốc có tác dụng trung hòa lượng acid tiêu hóa dư thừa bên trong dạ dày, giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày bị tấn công gây đau. Loại thuốc này có thể sử dụng để cải thiện tình trạng đau dạ dày sau khi sinh ở mẹ bỉm nhưng chỉ được dùng trong thời gian ngắn.
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y để cải thiện tình trạng đau dạ dày cho mẹ bỉm sau khi sinh cần phải hết sức cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em né. Vì vậy, trong quá trình điều trị bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn điều trị bác sĩ chuyên khoa đưa ra, không được tự ý thay đổi thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Đối với mẹ bỉm bị đau dạ dày sau khi sinh mổ, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng sau đây thì cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách:
- Vết khâu ở miệng vết mổ bị lỏng hở, sưng tấy đỏ, chảy mủ và chảy máu.
- Có dấu hiệu đau bụng, cứng bụng gây khó khăn cho việc đi đại tiện.
- Đau dạ dày diễn ra kéo dài khiến việc nuốt nước và dịch trở nên khó khăn.
- Có hiện tượng đông máu ở vùng chân và đầu gối.
- Bị sốt cao và nổi hạch bạch huyết.
Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đau dạ dày sau sinh
Bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh đau dạ dày sau khi sinh, mẹ bỉm cũng nên hình thành cho bản thân chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Cách này không chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà mà còn có khả năng phòng ngừa cơn đau dạ dày tái phát rất hiệu quả.
Về chế độ dinh dưỡng
Sau khi sinh, sản phụ cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống sau đây để có thể vừa bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng bé, vừa có thể phòng tránh được tình trạng đau dạ dày:
- Uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, đồng thời làm loãng dịch vị acid dạ dày mỗi khi đói. Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy mẹ có thể uống một tách trà nóng để có thể cân bằng lượng acid dịch vị bên trong dạ dày.
- Mẹ có thể bổ sung cho cơ thể một số loại trái cây giàu kali (như dưa hấu, chuối,…), hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều acid (như cam, chanh, quýt,..) và tuyệt đối tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
- Ưu tiên sử dụng các loại thức ăn mềm (như cháo, luộc, hấp,…) và hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ (đồ chiên xào, đồ ăn nhanh,…). Chế độ ăn uống phải cơ đầy đủ dưỡng chất từ rau xanh, thịt, cá, trái cây,…
- Khi ăn uống cần chú ý ăn chậm nhai kỹ, chia ba bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực lên các cơ quan tiêu hóa. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn chưa nấu chín kỹ như đồ tái sống, thực phẩm bị nhiễm khuẩn, thức ăn nguội lạnh,…
Về chế độ nghỉ ngơi
Bên cạnh việc xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống khoa học, mẹ bỉm cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh tình trạng căng thẳng thần kinh kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Khi bị đau dạ dày, mẹ bỉm sau sinh cần phải lưu ý một số điều dưới đây:
- Kê cao gối khi ngủ để tránh tình trạng acid dạ dày trào ngược cũng như các triệu chứng khó chịu khác. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mới sinh xong thì không nên kê cao gối khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể.
- Nên chia sẻ những khó khăn bản thân gặp phải với chồng để được thông cảm và động viên. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ tích hơn, tránh tình trạng căng thẳng stress khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Về chế độ tập luyện
Tập luyện nhẹ nhàng sau khi sinh sẽ có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, tập luyện cũng là biện pháp giảm cân rất an toàn, tránh được tình trạng trọng lượng cơ thể gây áp lực lên dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ quan này.
Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn tập luyện khoa học. Một số động tác vận động cơ thể nhẹ nhàng tốt dành cho mẹ bỉm là ngồi thiền, yoga, đi bộ,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế tập luyện các động tác gây ảnh hưởng đến vùng bụng như lắc vòng, ngồi xổm, uốn dẻo,…
Trên đây là các thông tin về tình trạng đau dạ dày sau khi sinh và các cách chữa an toàn mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ có ích cho bạn trong việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, giúp duy trì sức khỏe tốt để có thể chăm sóc con nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hình thành cho bản thân chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, điều này sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh.
Bài viết có tham khảo tài liệu của VHEA