Mụn chắc hẳn là nỗi ám ảnh to lớn, không chỉ là của những chị em, mà còn là của những cánh mày râu. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết đó là mụn cũng chính là báo hiệu cho những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong. Vị trí của mụn phản ánh những cơ quan đang có vấn đề. Vì vậy, để giải quyết dứt điểm tình trạng mụn tái đi tái lại nhiều lần, cần phải bắt tay giải quyết nguồn gốc phát sinh chúng.
Trong y học Trung Quốc, mỗi bộ phận cơ thể đều có màu sắc, nhiệt độ và thể hiện ra bên ngoài thông qua những vị trí khác nhau trên gương mặt. Ví dụ như gan được biểu hiện thông qua đôi mắt. Viêm gan có thể dẫn đến vàng da, vàng mắt. Làn da trên khuôn mặt bạn cũng phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong. Nếu bỗng dưng khuôn mặt bạn xuất hiện những nốt mụn bất thường, mặc dù đã qua tuổi dậy thì, thì hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những nốt mụn này nhé.
Mụn vùng trán
Việc vùng trán lấm tấm mụn cho thấy bạn đang có các vấn đề về tiêu hóa, gan cũng như chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ. Đặc biệt, đối với những bạn đang trong trạng thái stress do áp lực học hành, thi cử hoặc công việc thì tình trạng này ngày càng tồi tệ và dai dẳng.
Để khắc phục tình trạng trên, hãy tập cho mình lối sống điều độ. Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây, ăn nhiều rau củ và trái cây. Hạn chế bia rượu, thuốc lá hoặc những thức ăn cay, nhiều dầu mỡ. Thường xuyên tập luyện thể dục, nhất là những bài tập ra nhiều mồ hôi để đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể.
Có nên dùng thuốc tránh thai để trị mụn không?
Mụn ở thái dương
Mụn ở thái dương có thể là dấu hiệu của túi mật không ổn, ví dụ như dịch mật tiết ra không đủ. Ăn quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm giàu chất béo làm cho túi mật phải hoạt động quá nhiều, từ đó xuất hiện mụn ở huyệt thái dương. Ngoài ra, túi mật hoạt động quá sức còn làm cho tóc nhanh bạc, dễ bị đau bụng khi ăn đồ béo
Ngoài ra mụn ở 2 bên trán còn có thể do việc đội mũ, chăn, gối… không được giặt sạch sẽ. Từ đó tạo điều kiện cho mồ hôi và vi khuẩn sinh sôi gây mụn.
Mụn vùng má
Theo Đông y cũng có sự khác biệt giữa má trái và má phải.
- Mụn ở má trái: có thể báo hiệu chức năng gan mật không tốt. Bởi theo định nghĩa trong đông y thì má trái được kết nối với gan. Nói theo cách dân gian thì bạn đang “nóng trong người”. Vì vậy, cần “làm mát” cơ thể với những thực phẩm có tính hàn như bí đao, dưa chuột, khổ qua… Tránh uống rượu bia.
- Mụn ở má phải: Má phải thì được cho là có liên hệ trực tiếp với phổi. Do đó, bạn nên tập thể dục, yoga, aerobic buổi sáng sớm để tăng cường lưu thông, trao đổi khí ở phổi. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng khiến cho má phải nổi nhiều mụn. Do đó, hãy chú ý tránh xa những món ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh… bạn nhé.
Ngoài ra, mụn ở má có thể đơn thuần là do điện thoại, khẩu trang hoặc tay bẩn tiếp xúc với mặt. Bất cứ thứ gì chạm vào mặt bạn một lúc lâu cũng có thể truyền các chất bẩn gây tắc lỗ chân lông hay vi khuẩn tới da. Vì vậy, hãy làm sạch khẩu trang của bạn thường xuyên và từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt.
Mụn ở mũi
Vị trí mụn trên mũi phản ánh rõ nét về những vấn đề về sức khỏe như:
- Rối loạn dạ dày
- Chứng khó tiêu, đầy hơi
- Lưu thông máu kém
- Sức khỏe của tim
Ngoài ra, cũng cần lưu ý nếu mũi sưng hoặc phồng lên, đó chính là biểu hiện của huyết áp cao. Để khắc phục điều này, cần tránh những thức uống có cồn cũng như các đồ uống tăng lực. Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. Ăn nhiều rau củ, trái cây và hoa quả, kết hợp với chế độ tập luyện thể thao đều đặn.
Mụn quanh miệng
Mụn trứng cá xuất hiện quanh khu vực miệng chính là dấu hiệu của chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh. Khu vực xung quanh miệng là nơi có liên quan mật thiết đến các cơ quan tiêu hóa như ruột và gan. Do đó, bạn nên cắt giảm các loại thực phẩm cay, hay đồ chiên ngập dầu. Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung chất xơ từ trái cây và rau cũng là một giải pháp hữu hiệu.
Mụn vùng quai hàm
Mụn vùng quai hàm có thể do dị ứng mỹ phẩm: kem dưỡng ẩm, kem cạo râu,… hoặc từ dây đeo của mũ bảo hiểm không được vệ sinh tốt. Ngoài ra mụn vùng quai hàm có phản ánh tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể hoặc do hội chứng buồng trứng đa nang.
Mụn ở cằm
Rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn ở cằm. Tình trạng này có thể xuất phát từ chứng rối loạn hormone hay căng thẳng quá mức. Hoặc do buồng trứng, tử cung… có vấn đề. Nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do thay đổi nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.
Ngoài ra, thói quen chống tay lên cằm cũng là một nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn ở vùng này. Nếu phát hiện bản thân có thói quen xấu này, hãy bỏ ngay đi nhé.
Mụn ở lưng
- Mặc áo chật, chất vải kém thông thoáng;
- Hay đeo ba lô;
- Để tóc dài;
Mụn ở mông
- Ngồi thường xuyên;
- Mặc quần lót bẩn hoặc quá chật;
- Quần làm từ chất liệu cứng và ít thấm hút;
- Tắm nhưng không lau khô da trước khi mặc quần
Những yếu tố trên có thể khiến cho vi khuẩn và nấm men phát triển, gây ra viêm nhiễm, nổi mụn. Với vùng mông, tốt nhất bạn hãy mặc quần sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ. Chú ý tắm xong cần lau khô nhằm tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển, lau sạch mặt bồn cầu nơi tiếp xúc với da.
Trị mụn bên ngoài chỉ là cách đối phó tạm thời, tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa để khắc phục mới là cách chữa trị lâu dài.
Nguồn YOUMED